Chuẩn bị mọi mặt kháng chiến lâu dài
CHƯƠNG III: HẢI HẬU TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)
2. Chuẩn bị mọi mặt kháng chiến lâu dài:
Sau Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946, quân Pháp được phép vào thay quân đội Tường Giới Thạch đóng ở một số thành phố và thị xã Bắc vĩ tuyến 16. Ở Nam Định hơn 800 quân Pháp thuộc binh đoàn thuộc địa số 6 kéo vào đóng quân. Nhằm âm mưu mở rộng xâm lược ra cả nước ta, chúng cố tình khiêu khích, phá hoại Hiệp định và tạm ước 14/9, từng bước lấn tới đánh chiếm Hài Phòng (ngày 20/11), Lang Sơn (21/11/1946), ngày 17/12, chúng nổ súng vào quân đội ta ở phố Hàng Bún, Hà Nội. Ngày 18/12, chúng đưa tối hậu thư đòi tước vũ khí quân ta ở thủ đô. Mọi đề nghị tiếp tục đàm phán của Hồ Chủ Tịch và Chính phủ ta đều bị chúng cự tuyệt. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng quyết định phát động toàn dân nhất tề đứng dậy đánh giặc, cứu nước. Đêm ngày 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến đã bùng nổ ở thủ đô. Cũng đêm đó lính Pháp khiêu khích bắn vào tự vệ của ta ở khu vực ngã tư Cửa Đông, Nam Định. Kể từ ngày đó trong toàn quốc, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược cũng chính thức bắt đầu.
Ở Nam Định, do được chuẩn bị từ trước với tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, quân dân ta đã bao vây địch suốt ba tháng ròng, khi được tiếp viện từ Hà Nội xuống, địch nới lỏng vòng vây, lần dần ra vùng ngoại vi thành phố.
Trong suốt thời gian này, Hải Hậu vẫn là vùng tự do, là hậu phương tương đối an toàn của tỉnh, nên cơ quan đầu não và nhiều ban, ngành của tỉnh đã về đóng trên địa bàn Hải Hậu. Chính quyền huyện, xã cùng Mặt trận Việt Minh vận động nhân dân giành chỗ ở, tiếp nhận gần 1 nghìn dân từ thành phố Nam Định về tản cư lánh giặc.
Chấp hành chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Trung ương Đảng và hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, quân dân Hải Hậu thực hiện "Tiêu thô kháng chiến", vừa góp hàng vạn cây tre, hàng vạn bó rơm, rạ đưa lên thành phố hợp sức chiến đấu Hàng chục thanh niên Hài Hậu đã có mặt trong đối ngũ vệ quốc đoàn tại mặt trận Nam Định, hàng trăng chiếc thuyền đình, thuyển lông và các phương tiện vận chuyển từ các xã trong huyển được huy động để phục vụ cho nhu cầu chiến trường. Đặc biệt hàng ngàn nhân dân đã tham gia chiến dịch vận chuyển cấp tốc hơn 10 nghìn tấn muối đi Bạch Hạc (Việt Trì). Vân Đình, Đồng Quan (Hà Đông). Nho Quan (Ninh Bình), chuyển lên Việt Bắc, tích trữ bảo đảm nhu cầu tiêu dùng lâu dài, đề phòng địch đánh rộng, giao thông tắc nghẽn.
Đầu năm 1947, Hội Nghị cán bộ Tỉnh ủy đã ban công việc chắn chính. tăng cường công tác Đảng, phân rõ ranh giới công tác Đảng với công tác Mặt trận, đồng thời quyết định thành lập Huyện uỷ.
Tháng 6/1947, tại xã Quần Phương Nam (nay là xã Hải Long) Huyện uỷ Hải Hậu được thành lập. Hội nghị đã nghiên cứu và triển khai thực hiện đường tôi kháng chiến. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh vào hoàn cánh địa phương, thông qua một số công tác cấp thiết nhằm động viên thi đua, phát triển lực lượng, củng cố hậu phương, chi viền cho tiền tuyển. Hội nghị này có ý nghĩa như là Đại hội lần thứ nhất của Đảng bộ Hài Hậu.
Ngay sau khi toàn quốc kháng chiến, Ủy ban kháng chiến huyện, xã được thành lập. Đến tháng 11/1947, Uỷ ban kháng chiến hợp với Uỷ ban hành chính thành Uỷ ban Kháng chiến hành chính để trực tiếp điều hành mọi công việc cấp thiết, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Đầu năm 1947, sau khi Mặt trận Liên Việt được thành lập, toàn huyện tiến hành kiện toàn hệ thống Ban chấp hành các đoàn thể từ cơ sở xã đến huyện. Các tổ chức quần chúng như "Hội thương binh", hội "Giúp đồng bào tản cư", hội "Mùa đông binh sỹ", được tổ chức và phát triển ở hầu hết các thôn xóm. Việc đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến đã trở thành phong trào sâu rộng, thu hút mọi người, mọi nhà tham gia. Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến, Uỷ ban bảo trợ được thành lập, đã vận động quyên góp tiền thóc bán đi mua được 20 súng trường, một số tiểu liên, lựu đạn và nhiều vũ khí thô sơ. Sau đó phong trào đỡ đầu bộ đội, "Áo ấm mùa Đông binh sỹ” đã thu được kết quả tốt. Chỉ riêng trong 2 mùa Đông 1946 - 1947 toàn huyện đã vận động đóng góp được 10 vạn đồng, 190 chiếc chăn, 200 áo trấn thủ gửi ra tiền tuyển cho bộ đội. Có đợt riêng xã Phương Đệ ủng hộ 40 chăn và 40 tấm áo.
Nhân dân Hải Hậu còn tích cực mua công phiếu kháng chiến. Ngay trong tuần lễ đầu phát động đã được 253.800₫. Nhân dân Xuân Thủy và Thịnh Long thu xếp nơi ăn, chốn ở và nơi làm việc cho 2 trại đồng bào Nam Định tản cư giảm bớt những khó khăn trước mắt.
Phong trào sản xuất, tiết kiệm được phát động sôi nổi trong toàn huyện, mọi nhà đều lập "Hũ gạo kháng chiến", tiết kiệm dành mỗi bữa ăn một nắm gạo trừ lại, đóng góp nuôi bộ đội đánh giặc ngoài mặt trận. Mỗi đoàn thể đều có chương trình khai hoang, phục hóa, tận dụng đất đai ven đường, ven sông trồng cây cây màu, cây lương thực. Chỉ sau một thời gian ngắn, toàn huyện đã vỡ thêm hơn 600 mẫu đất. Dẫn đầu phong trào tăng gia, sản xuất là lực lượng bán vũ trang. Có vụ dân quân, du kích toàn huyện đã cây được 800 mẫu lúa.
Các tuyến để sông được bồi đắp 7.300m2 đất, kinh phí gần 5 vạn đồng. Để biển Kiên Chính, Ha Trại đào đắp gần 13.000m nạo vét sông Kiên Chính 14.000m³, vì thế Hải Hậu được Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh Nam Định khen thưởng về công tác hộ đê.
Do nhu cầu phát triển sản xuất, ở Hải Hậu nhân dân đã tự nguyện lập Hợp tác xã để hỗ trợ nhau sản xuất. Đến năm 1947 toàn huyện đã lập được 4 Hợp tác xã. Hợp tác xã công nghiệp Phương Đê (nay là xã Hải Minh). Hợp tác xã Công - Nông ở Trung Nam (Nay là xã Hải Trung, Hải Long). Hợp tác xã y được ở Tân Anh (Nay là xã Hải Tân), Hợp tác xã công - nông nghiệp ở xã Minh Khai (nay là xã Hải Minh). Tổng số xã viên lên tới 751 người, nhân dân rất phấn khởi xin gia nhập và góp cổ phần.
Hợp tác xã Phương Để góp công cụ, lập xưởng sản xuất tập trung, đã dệt cho Trung đoàn 34 bốn nghìn mét vải, bán cho xã viên 50 tấm vài giá rẻ hơn thị trường tự do.
Các loại cây công nghiệp như dâu, bông, gai, thầu dầu... cung cấp nguyên liệu cho các nghề thủ công dệt lụa, dệt vải, chế biến dầu, làm giấy... đảm bảo tự cấp, tự túc cho sinh hoạt của nhân dân. Các nghề dệt vải, dệt lụa, làm giấy, kéo sợi, nhuộm vải, dệt chiếu, kéo máy có điều kiện phát triển.
Đồng muối, kho tàng, ô nề, đồng ruộng, đê đập được tu sửa. Mở rộng cánh đồng muối Thịnh Long. Xoá bỏ độc quyền muối, giá muối tăng từ 35 đồng lên 75 đồng/1 phương. Diêm dân phấn khởi hăng hái sản xuất, đưa tổng sản lượng muối lên xấp xỉ 14.000 tấn/năm, gấp 1,5 lần so với năm 1945.
Rút kinh nghiệm cuộc đấu tranh đòi giảm tô ở đồn điền Xuân Thuỷ năm 1946, các cấp chính quyền tiếp tục hoàn chỉnh việc quân cấp lại công điền hợp lý. Thực hiện chính sách giảm tô của Đảng, chính phủ ban hành, mặc dù bọn địa chủ ngoan cố tìm cách chống lại, nhưng trước thái độ kiên quyết của chính quyền nên phần lớn ruộng đất phát canh đều đã được giảm tô theo qui định của chính sách. Ruộng đất Vũ Ngọc Oánh quản lý, ta đem chia lại cho nông dân. Tranh thủ những ngày tháng hoà bình, nhân dân Hải Hậu tăng cường củng cố hậu phương. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, 80% dân số thoát nạn mù chữ, 700 giáo viên hoạt động tích cực ở các thôn xóm dạy chữ nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân... Nhân dân toàn huyện đã trích 12 mẫu ruộng gây quĩ "Bảo trợ học đường". Đã mở 48 trường tiểu học, thu hút 2.215 học sinh, phong trào "Đời sống mới" ngày càng đi vào chiều sâu. Hủ tục lạc hậu ở nông thôn giảm rõ. Nhiều gia đình đem tiền tiết kiệm ủng hộ quĩ kháng chiến, nhiều đám cưới cô dâu thách cưới bằng vũ khí để ủng hộ du kích. Xã Tân Anh trích quĩ tiết kiệm mua 500₫ công phiếu kháng chiến và ủng hộ du kích xã 1000 đồng.
Phong trào Bình dân học vụ và phong trào văn hóa "Xây dựng đời sống mới" của Hải Hậu trở thành đơn vị giữ cờ đầu của liên khu Ba. Tại hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất tại Hà Nội. Trưởng ban Bình dân học vụ kiêm Trưởng ban văn hoá huyện Hải Hậu Trần Xuân Hảo, là đại biểu duy nhất của cấp huyện trong liên khu được đi dự Hội nghị.
Để chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1947, tổ chức chỉ buy quân sự các cấp ở địa phương cũng được hình thành. Tháng 6/1947 thành lập huyện đội và xã đội dân quân. Tháng 7/1947 các đội du kích xã ra đời, làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu bảo vệ xóm làng, đồng thời vẫn gắn liền với sản xuất. Lực lượng du kích trong toàn huyện phát triển rất nhanh, cuối năm 1947 đã lên tới 3 nghìn người. Bên cạnh lực lượng nòng cốt còn có lực lượng tự vệ (sau là dân quân) và hàng vạn người ở khắp các thôn xóm.
Để có thể tự túc, dân quân du kích các xã tăng gia gần 100 mẫu lúa và các loại hoa màu khác, chăn nuôi nhiều gia súc. Du kích đi đầu trong đổi công sản xuất, tương trợ những gia đình thương binh, liệt sỹ.
Những cố gắng nói trên đã cải thiện đáng kể đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, là bước chuẩn bị tích cực toàn diện cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.