Công cuộc dinh điền lập tổng Ninh Nhất (1829 - 1838)
CHƯƠNG I: ĐẤT HẢI HẬU TỪ KHỞI NGUỒN ĐẾN THÀNH LẬP HUYỆN (1888)
5. Công cuộc dinh điền lập tổng Ninh Nhất (1829 - 1838):
Năm 1802 cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và các thế lực tàn dư của chế độ chúa Nguyễn ở đàng Trong cơ bản kết thúc. Nguyễn Ánh chiếm thành Thăng Long, thiết lập vương triều. Hệ thống tổ chức và bộ máy hành chính được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Năm Minh Mạng thứ ba (1822) Trấn Sơn Nam Hạ đổi tên thành Trấn Nam Định. Năm 1833 huyện Nam Chân chia thành hai huyện Nam Chân và Chân Ninh. Vùng đất thuộc tổng Quần Anh và xã Ninh Cường thuộc về huyện Chân Ninh.
Tháng Giêng (Âm lịch) 1821 (Tân Tỵ) tại vùng Trà Lũ lại nổ ra cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành. Thống chế Trương Văn Minh, các tham hiệp Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đức Nhuận, phó tướng Ngô Văn Vĩnh cùng quân của triều đình điều động từ Huế ra đản áp. Cuối cùng, tháng 2 (Âm lịch) 1927 (Đinh Hợi) cuộc khởi nghĩa thất bại. Lãnh tụ Phan Bá Vành cùng các thủ lĩnh khác bị bắt và bị giết. Minh Mạng ra lệnh phá vỡ hết nhà cửa, lũy tre, cây cối (ở Trả Lũ) không sót một thứ gì. Gần 8.000 người bị bắt.
Tháng 5 (Âm lịch) 1827 hai Trấn Sơn Nam, Nam Định có 353 xã, thôn, trang trại bị tân phả, xiêu tân, nhà nước phải tha thuế và hoãn bình dịch. Là người trực tiếp chỉ huy đàn áp cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, Nguyễn Công Trứ thấu hiểu tình cảnh, đời sống nhân dân ở đây, ông tâu với triều đình. “Trước thần đến Nam Định thấy ruộng hoang ở các huyện Giao Thủy, Chân Định mênh mông bát ngát. Ngoài ra không biết mấy nghìn mấy trăm mẫu nữa, hỏi ra thì dân địa phương muốn khai khẩn nhưng phí tổn nhiều, không đủ sức làm...". Ông để nghĩ "Nếu cấp cho tiến công thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn, nhà nước phí tổn không mấy, cái lợi tự nhiên sẽ đến vô cùng". Nguyễn Công Trứ nêu biện pháp cụ thể: “Cấp tiền công để làm nhà cửa, mua trâu bò, nông cụ, lại tự lượng cấp tiền gạo, lương ăn trong 6 tháng cho dân khai hoang, sai trần thân đến khám xét, phảm những đất hoang có thể khai khẩn được, cho những người địa phương giầu có chia nhau trông coi công làm, mộ dân nghèo các hạt đến khai khẩn, như mộ được 50 người thì lập một làng, cho làm lý trưởng, mộ được 30 người thỉ cho làm một ấp, đặt làm ấp trường, đều tỉnh đất chia cho". Đối với những nghĩa binh tham gia khởi nghĩa Phan Bá Vành, ông chủ trương. "Nay ai xin về cho đến sở doanh điển thủ tội, theo sức mà cấp ruộng cho làm. Những chỗ ruộng đất rải rác có thể lập thành trang trại, đủ 15 người trở lên thì xin lập một trại, 18 người trở lên thì lập một giáp, đều đặt trại trường và áp trường trông coi, thể thì đất sẽ không có chỗ bỏ hoang".
Chấp thuận lời tâu của Nguyễn Công Trứ, tháng 3 (Âm lịch) 1828 (Mậu Tý), vua Minh Mệnh cử ông lãnh chức Doanh điển sứ trông coi việc chiêu mộ dân khẩn hoang ở miền Chân Định và Giao Thủy (thuộc tỉnh Nam Định). Sau một thời gian mở đất, huyện Tiền Hải, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định được thành lập vào tháng 10 (Âm lịch) 1828. Huyện Kim Sơn, phú Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình được thành lập vào tháng ba (Âm lịch) 1829.
Cùng thời gian, ông tiến hành mộ dân vượt qua cửa Đáy khẩn hoang sang phía Đông. Lúc này Tổng Quần Anh đã đắp xong đề Tứ Trùng, đang mở rộng xuống phía biển Nam đắp đê Ngũ Trùng. Gặp vùng địa án khẩn hoang trước đây vua Lê đã ban cho Quần Anh, Nguyễn Công Trứ tập trung lực lượng khai khẩn hải phân các xã Ninh Cường. Cát Giả, vốn đã tách khỏi Quần Anh từ 1723, không còn lệ thuộc vào địa án này nữa.
Những người theo Nguyễn Công Trứ xuống khẩn điền hầu hết là nhân dân các xã Thuận Vỵ, Ý Yên, Trực Ninh, Ninh Cường, Cát Giả và một số người thuộc Hành Thiên, Trà Lũ trước đây đã tham gia khởi nghĩa Phan Bá Vành.
Theo gia phả, thần phá, bia ký của địa phương thì những người đứng đầu, giữ vai trò thủ mô, đầu mộ là những vị:
- Ông Trần Viết Sỹ ở Thuận Vy cùng các ông Phan Tải Thường, Phan Tái Nghĩa ở Phủ Ủng- Hải Dương xuống mộ dân khẩn đất An Lạc.
- Ông Trần Xuân Khánh cùng họ hảng bà con từ Cát Giả xuống lập nên ấp An Phú (ông trở thành cai tổng đầu tiên ở vùng đất này).
- Ông Nguyễn Tôn Nho đầu mộ khẩn hoang lập ấp An Lễ.
- Nhị trường Nguyễn Khắc Hiến cùng em trai là Nguyễn Ban từ Yên Nhân, Ý Yên xuống mộ dân mở đất An Phong.
- Ông Nguyễn Doãn Cung cùng các em Nguyễn Ngọc Châm, Nguyễn Ngọc Dao, Nguyễn Ngọc Chúc cùng 12 thủ mô từ Hành Thiện xuống mở đất An Nghiệp.
- Ông Hoàng Trọng Cát cùng em trai là Hoàng Trọng Huyên từ Lương Hàn (Trực Ninh) xuống mở đất An Nhân.
- Ông Đặng Chiêu Sóc từ Trực Ninh xuống mở đất An Trạch.
- Ông Nguyễn Thôn Tình từ Ninh Cường cùng các ông Phạm Đình Quy, Nguyễn Văn Nguyên, Trần Văn Ân, quê Trà Lũ xuống làm thủ mộ lập đất An Đạo.
- Các ông Nguyễn Khoản và Trương Lâm, quê Cổ Gia xuống làm thủ mô mở đất An Nghĩa.
- Vùng đất thuộc An Phú xã Quần Anh Thượng, thời gian này có các ông Trần Quang Hữu (Trà Lũ), ông Trần Như Lăng (Quần Phương), Hoàng Văn Thê (Ninh Cường) đến mở thêm đất rồi biệt tích lập thành đất Phúc Hải. Đất này có nhiều bất động sản của giáo hội địa phận Bùi Chu nên còn gọi là "Đồng Ông Giả".
Dưới sự chỉ đạo của Doanh điển sử Nguyễn Công Trứ đã cùng với các thủ mô và đầu mộ, mộ dân xiêu tán từ nhiều nơi về mở đất, tổ chức thôn xóm, phân chia ruộng đất, lập hệ thống thủy nông, thủy lợi hợp lý. Chỉ sau 10 năm khẳn hoang đã thành một vùng đất rộng trên 5 nghìn mẫu đất mầu mở, địa chính bao gồm 5 lý, 3 ấp và 1 trại. Ban đầu An Lạc, An Phú, An Lễ, An Phong gọi là ấp. An Nghiệp, An Nhân, An Trạch, An Đạo, An Nghĩa gọi là các lý, ấp, sau thăng lên thành 9 làng "An", Trại Phúc Hải sau gọi là làng Phúc Hải. Từ đó, vùng đất này gọi là “cửu An, nhất Phúc". Năm 1838 lập thành tổng Ninh Nhất, thuộc huyện Chân Ninh, phủ Thiên Trường.
Tới đây công cuộc đỉnh điển Ninh Nhất của Doanh điền sử Nguyễn Công Trứ chấm dứt.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ và Trần Xuân Khánh (Đền An Phú - xã Hải Phong)
Ngày 14 - 11 - 1858 (Mậu Ngọ) Nguyễn Công Trứ qua đời. Tưởng nhớ công lao, nhân dân những vùng ông Doanh điển đều lập đền thờ, khắc bia đã ghi tên ông cùng các vị thủ mô, đầu mộ đã tổ chức nhân dân mở đất.