Công cuộc dinh điền lập tổng Tân Khai (1864-1888)

CHƯƠNG I: ĐẤT HẢI HẬU TỪ KHỞI NGUỒN ĐẾN THÀNH LẬP HUYỆN (1888)

6. Công cuộc dinh điền lập tổng Tân Khai (1864-1888):

Dưới triều Nguyễn, đời sống người nông dân trong các thôn xã vô cùng cơ cực, địa chủ cường hào trói buộc người nông dân trong những quan hệ địa phương hẹp hòi, có lợi cho sự bóc lột của nhà nước phong kiến. Ruộng đất phẳn nhiều tập trung vào tay bọn quan lại địa chủ. Công điền, công thổ chỗ nào màu mỡ béo tốt đều bị bọn cường hão lũng đoạn, còn lại thì bọn hương lý bao chiếm, dân nghèo chỉ được hưởng chỗ xương xẩu mà thôi. Hiện tượng nông dân không có ruông cầy cấy, làm ăn, phải bỏ làng đi tha phương cầu thực là nét phổ biến dưới triều Nguyễn. Tỉnh trang vỡ đề, lụt lội, mất mùa đói kém thường xảy ra, hầu như không năm nào không có. Ngay trước khi tư bản Pháp nổ súng đánh vào Đà Nẵng (1858) một trận đòi ghê gớm đã xảy ra làm hàng chục vạn dân chết đói, nạn dịch hoành hành dữ dội, giết hại hàng chục vạn người.

Trước tình hình bị thám đó, để xoa dịu, ngăn ngừa dân chúng nổi dậy chống lại, phong kiến triều Nguyễn, dưới sức ép của thực dân Pháp và Tây Ban Nha, ngày 5-6 - 1862 buộc phải bãi bỏ lệnh cấm đạo trên toàn đất nước, chấp thuận việc mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha sang tự do buôn bán.

Tháng 4 - 1864 triều đình khuyến khích việc mộ dân lập thành thôn, xã để khai khẩn ruộng hoang. Qui định mức thưởng cho những người đứng ra chiêu mộ cụ thể như sau:

- Đối với địa bàn các tỉnh phía Bắc.

1- Những người bình thường mà mộ được 70 - 80 dân và khai khẩn được 200 mẫu sẽ được thưởng thụ Tông cứu phẩm bá hộ và cho giữ chức lý trường thôn ấy. Mộ được 130 dân và khai khẩn được 300 mẫu sẽ được thường thụ Chánh Cửu phẩm bá hộ và cho kiêm lãnh chức lý trưởng các thôn; mộ được 200 dân và khai khẩn được 200 mẫu sẽ được thưởng Tòng bát phẩm bá hộ và cho giữ chức Cai tổng.

2. Những người nguyên là thứ sai cai tổng mà mô được 100 dân và khai khẩn được 200 mẫu, lập tức được bồ thu cai tổng, mô được 150 dân và khai khẩn được 300 mẫu sẽ được thưởng Chánh cửu phẩm bá bộ, kiếm giữ chức cai tổng, mộ được 200 dân khai khẩn được 400 mẫu sẽ được thưởng tòng bát phẩm bá bộ và cho giữ chức cai tổng.

3. Những người đã được phẩm hàm, cứ mỗi lần mở thêm được 50 dân và khẩn thêm được 100 mẫu, đều được gia tăng thêm một trật. Ai không muốn làm tổng lý thì cũng chiếu lệ thường thụ cho chức hàm

Được triều đình khuyến khích, sau khi cuộc đỉnh điển Ninh Nhất chắm đặt, đến đây người Quần Anh đã tiền sang khai khẩn tiếp vùng biển phía nam sông Ninh Nhất, sang cả phía Đông khai khẩn khu Hoài Nghĩa, khu Hóa Định Người Kiên Trung, Hà Lan lần xuống biển phía Nam đắp đê bao bì, lập thánh xóm trại vươn ra ngoài Hà Quang, Phúc Thuy và Trung Lương gần 1 km.

Vùng Đông Nam huyện (gồm các xã Hải Quang, Hải Đông, Hài Tây. Hát Lý, Hải Chính ngày nay) lúc đó còn là vùng đất biển đang bồi, xen lẫn những cồn cát nổi lên là một vùng sinh lầy ngập mặn, bên bờ vụng sâu, giáp của biển sóng dữ.

Tiến sỹ Đỗ Phát (Đỗ Tông Phát) người thôn Tây, xã Quần Anh Ha (nay thuộc xã Hải Bắc) là Quốc từ giảm tế từu, khi Pháp sang xâm lược được sung chức Phòng Hải Sự Vụ (chức quan coi giữ miền duyên hải). Ngày 29/7 (Giáp Tỷ 1864) đã nhóm họp với 117 vị tiến công cùng lập mình ước xin với triều định khai khẩn

Tháng 11/1866 vua Tự Đức chuẩn y, đặt nha Doanh điển tỉnh Nam Định để khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, ngăn nước mặn. Cứ tham trì bộ Hộ Nguyễn Chính làm Doanh điển Chánh sử, Hồng Lô Tự Khanh Đỗ Phát làm phó sử Số ruộng đất đã thành "thục điền" và đã ghi vào số rồi, cẩm không được kiểm tra do đạc lại để tránh sự phản ứng.

Sau này khi bắt đầu doanh điển, Đỗ Phát cùng với 117 vị tiên công và 2 vị hầu khẩn từ 20 địa phương tới đây mở đất.

Đền thờ Đỗ Phát

Đền thờ Đỗ Phát

- Xã Hà Quang, 7 vị, đứng đầu là giám trương, bát phẩm, Bá hội Nguyễn Viết Phương.

- Xã Hà Lan, 9 vị đứng đầu là đốc công chánh thất phẩm Thiên hộ Vũ Duy Đạm.

- Xã Kiên Trung, 11 vị đứng đầu là tiền suất đội Đỗ Viết Tình.

- Xã Trà Hài, 8 vị đứng đầu là cai tổng Hoàng Đức Đản.

- Xã Lạc Quần, 5 vị đứng đầu là tủ tài Phạm Xuân Hòa.

- Xã Hội Khê, 6 vị đứng đầu là Bá Hội cai tổng Trần Thanh Ản

- Xã Bắc Câu, 3 vị đứng đầu là Khẩn hộ Nguyễn Đức Hỷ.

- Xã Quần Anh Hạ, 12 vị đứng đầu là phó tổng Phạm Văn Bình.

- Xã Hộ Xả, 3 vị đứng đầu là bá hội Nguyễn Như Hình.

- Xã Vũ Lao, khẩn hộ Trần Công Ý.

- Xã Trùng Hải, khẩn hộ Đinh Thừa.

- Xã Sa Đê, khẩn hộ Nguyễn Đức Hanh.

- Xã Huyệt Trang, tú tài Đỗ Công Hội.

- Xã Hương Cát 6 vị đứng đầu là Bá hội cai tổng Lưu Công Xiển.

- Xã Quần Lạc 3 vị đứng đầu là tử tài Nguyễn Công Roãn.

- Xã Vọng Doanh 10 vị đứng đầu Bá hội Vũ Hữu Lân.

- Xã Hoành Nha 25 vị đứng đầu tú tài Lễ Trung Ái.

- Áp Cồn Thành, khẩn hộ Nguyễn Viết Cảnh.

- Xã Trà Lũ, khẩn hộ Trần Thường.

- Xã Hà Quang, 2 vị hậu khẩn đứng đầu là đốc công bắt phẩm bá hội, chánh tổng Nguyễn Viết Nghị.

Minh ước của các vị tiên công nhất trị cùng nhau thực hiện 4 nội dung sau:

1- Góp tiền, cử người vào Thanh Hóa mua tre, gỗ chuẩn bị cẩm kè, triệt giang và làm hội quản trông coi công việc.

2- Việc đắp để: - Để cao 1 trượng 5 thước (6 m).

- Chân để 3 trượng (12 m).

- Mặt để 1 trượng (4 m).

Đê chắn sóng biển, cấy vẹt thành bãi rộng 60 m dọc ven chân đề ngoài. Giữ vững chân để phía trong, quật lập thành thổ trạch rộng 20 m.

3- Khai thông tưới tiêu, trừ chua, rửa mặn.

4- Vượt thổ trên 2 mẫu (7.200 m²) xây từ Vũ, phụng thờ Hà Thần, thổ thần. Để tư điền 10 mẫu (36.000 m²) bốn mùa cúng lễ. Để 30 mẫu (108.000 m²) lo việc bảo dưỡng đê điều, ai trái điều lệ này sẽ phải đền trả hoặc tịch thu khẩu phần tán cấp.

Tháng 11/1864 (Tự Đức thứ 17), khởi công đắp đê Ngư Hàm ngăn mặn dài 5.116 mét (1.279 trượng). Huy động tổng lực triệt giang 3 con sông: sông Sâu, sông Cát và sông Hải Hậu. Công việc vô cũng khó khăn, theo bia đền thờ Đông Hải Long Vương thì: “Công việc thật gian nan, bao cơ phí tổn. Riêng của vụng rất sâu, sóng gió dữ dằn, long môn chưa hợp kín. Hai quan Đào, Đỗ thị sát thực địa rồi nói với các vị tiên công, chủ khẩn điễn rằng: Thần thủy, thổ nơi đây rất linh thiêng, nên phải nhờ sự giúp đỡ của Thần. Rồi cho lập đền thờ tại phía bắc sông Hải Hậu và để tôn hiệu là: “Đông Hải Long Vương hiến ứng tôn thần".

Nhờ cả những biện pháp tâm linh để động viên tinh thần vượt khó, tạo quyết tâm đắc sức đồng lòng nên việc ngăn sông, đắp để đã được hoàn thành vào năm 1885.

Vừa trị thủy, vừa khẩn điển, đến 17/2 Qui Dậu (1873) Bộ Hộ Kiểm Kê tâu với triều đình, đã mở được 8.558 mẫu khoảng 3,000 ha).

Vùng đất phía Nam đến 1885 đã đưa vào sử dụng 2.813 mẫu đất. Hạn định 2 năm bảo trưng, 3 năm thành ruộng theo lệ dinh điền chịu thuế.

Dân cư từ quê gốc các vị tiên công: Kiên Trung. Vọng Doanh, Phú Nhai, Hà Lạn, Quần Phương chuyển về lập nên 4 lý công điển: Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính, Hòa Định (đất Hòa Định có một phần là do người Quần Anh Hạ khẩn hoang trước đây). Quê gốc của dân khẩn hoang hầu hết là những địa bàn công giáo đã du nhập. Từ tháng 10/1864 (Tự Đức thứ 17) triều đình sửa đổi lại chính sách đối với dân theo đạo Gia Tô: Bãi bỏ lệnh cưỡng bức giáo dân bỏ đạo; tha cho số giáo dân đang bị tù đày, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa dân lương và dân giáo trong vấn đề thuế khóa và ruộng đất, vì vậy số dân tòng đạo ở vùng này càng tăng nhanh, đến khi thành lập thành các ấp, lý thì cả 4 lý này trở thành 4 lý đi giáo gần như toàn tòng.

Năm 1888 Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính, Hòa Định là vùng đất mới, lập thành một tổng gọi là tổng Tân Khai (lúc này vùng đất phía Bắc còn đang tiếp tục doanh điền nên chưa lập thành tổng).

Họ Mai Trà Trung Họ Mai Hải Nam Họ Mai Hải Hậu Họ Mai Nam Định Họ Mai Việt Nam