Công cuộc khẩn hoang lập tổng Ninh Mỹ, Quế Hải và vùng đất Tư Khẩn, Thịnh Long (1889-1945)
CHƯƠNG II: HUYỆN HẢI HẬU TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945
1. Công cuộc khẩn hoang lập tổng Ninh Mỹ, Quế Hài và vùng đất tư khẩn, Thịnh Long (1889-1945):
Sau khi huyện Hải Hậu được thành lập (1888), nhân dân tổng Quân Phương tiếp tục khẩn hoang lấn biển cho đến cửa Né, đắp để Ngũ Trùng mở đất Quỳnh Phương, Lục Phương.
Ở phía Nam tổng Ninh Nhất, năm 1845 nhân dân vùng Ninh Cường do cự Vũ Đình Đoàn và cụ Nguyễn Thế Mỹ làm đơn xin trưng khẩn. Cuối năm 1847 cụ Vũ Đình Đoàn làm đầu mục, đã cùng con cháu các dòng họ Trần, Đỗ, Mai khai khẩn. Tổng số 92 đình suất, tập trung đắp để ngăn mặn, san ghềnh lắp trũng, sau ba năm khẩn điển được gần 650 mẫu đất, đưa dân cư đến ở lập thành thôn Ninh Mỹ.
Tiếp theo đó khoảng năm 1850, thấy bên ngoài thôn Ninh Mỹ bài biển còn rộng, cụ Nguyễn Khắc Nhượng ở Ninh Khang, Ninh Cường huyện Nam Chân đã cùng tiên chỉ làng Ninh Cường là Phạm Cát đệ đơn xin trung khẩn vùng đất này. Được Tổng đốc phủ Thiên Trường chuẩn tấu, các cụ đã huy động con cháu các dòng họ Nguyễn, Đồng, Bùi, Phạm cùng hợp lực khẩn hoang, số chính định tham gia mở đất gồm 108 người. Khoảng năm 1870 đã khai thác được 500 mẫu đất, lập thành Ninh Cường trại,
Đến năm Tân Mão (1891), các cụ Trần Duy Thâm, Tổng Hoạt, Tổng Cường, cụ Chất, cụ Phạm Khiêm hợp tác khai khẩn thêm được 570 mẫu đất Ninh Cường trại giáp với Phủ Lễ ấp, lập thánh Phú Quý Lý đưa dân Ninh Cường trai ra ở.
Vùng đất phía nam sông Tân Khai, năm 1889, cử nhân Nguyễn Ngọc Tương quê làng Tang Trữ và con trai Nguyễn Ngọc Chương ngụ cư ở Cổ Lũng (nay là xã Nam Dương huyện Nam Trực) cùng các cụ Vũ Khắc Cần (An Phú), Phạm Văn Xuân (Hậu Phủ- Nam Trực), Lê Quang Khải (Vũ Lao, nay là xã Nam Tân - Nam Trực), Trần Ngọc Quý (Nam Trục) tổ chức nhân dân khẩn hoang được 1.217 mẫu Bắc Bộ. Năm 1890 lập thành Phú Văn Lý.
Vùng đất phía nam Phủ Văn Lý, khoảng năm 1880 ông Trần Tư ở Quần Anh Thượng cùng các ông Phùng Bá Tình, Quân Yên Ruyên (Mỹ Lộc) và Nguyễn Thiệu Mô, Quán Trả Lũ (Xuân Trường) đưa quyền thuộc và dân định xuống đấp để Trùng Nhất dài 1.620 m bao lấy diện tích 355 mẫu 5 sảo 8 thước. Đến 1884 lập thành Phú Lễ ấp. Năm 1886 vỡ đẻ, nhị trường Phạm Thùy Ru và Phạm Quang Huẩn huy động dân đình đắp để lấn biển, đến 1909 hoàn thành để Trúng Ba. Tổng diện tích cả ba trùng 838 mẫu 7 sào đều thuộc Phú Lễ ấp.
Năm 1892, các ông Nguyễn Ngọc Chương, Vũ Kỳ, Lâm Cư, Phạm Phác đưa dân Phủ Văn Lý mở đất xuống phía Nam, đến năm 1909 khai phả được 1.575 mẫu, 8 sào, lúc này vẫn còn phụ thuộc vào Phú Văn Lý, mãi đến 1918 xã hiệu Phú Văn Nam mới chính thức được thành lập. Phú Lễ ấp và Phủ Văn Nam đều do những cá nhân đứng ra khai khẩn nên còn gọi vùng đất này là “Tư khẩn”.
Năm 1889, thực dân Pháp và chính phủ Nam triều cắt đất phía nam ba xã Quần Phương Thương. Quần Phương Trung. Quần Phương Hạ mỗi xã 1.000 mẫu ruộng và 100 chính đình lập thành ba trại: Quần Phương Thượng Trại (gọi tắt là Thượng Trại), Quần Phương Trung Trại (gọi tắt là Trung Trại), Quần Phương Hạ Trại (gọi tắt là Hạ Trại).
Năm 1890 cắt ba trại nói trên và hai lý Quỳnh Phương, Lục Phương sáp nhập với 4 làng mới của Tổng Quần Phương vừa được khai khẩn là: Ninh Mỹ. Ninh Cường trại, Phú Văn Lý, Phú Lễ ấp lập tổng Ninh Mỹ. Sau này có thêm Phú Quý Lý (lập 1891) và Phủ Vân Nam (lập 1918) cũng thuộc vào tổng này.
Vùng đất Doanh điển sứ Đỗ Phát khẩn hoang từ 1864 đến 1895 cũng hoàn thành. Công sử Pháp và tổng đốc Nam Định Đào Trí về đo đất chia làm ba phần, một phần phía Nam gồm 4 lý: Hỏa Định, Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính làm công điển (đã lập thành tổng Tân Khai tử khi lập huyện 1888). Còn hai phần đất phía Bắc gồm 5.705 mẫu giao cho 117 khẩn hộ. Hạn 1 năm bảo trưng, 2 năm thành ruộng theo lệ tư điền thể nghiệp. Trừ đắt học xã, đình, chùa, chợ, tha ma... mỗi suất được hơn 43 mẫu, phân làm ba loại đẳng điền, hạn sau 3 năm đến 5 năm phải chịu thuế.
Đến năm 1895, Tổng Quế Hải được thành lập, bao gồm 6 xã tư điền: Trùng Quang, Thanh Trà, Trung Phương, Doanh Châu, Liên Phú, Quế Phương.
Năm 1896 (Thành Thái thứ 8 phía Đông Quế Hải, một tập thể gồm 16 khẩn hộ, do ông Lâm Văn Hạnh làm chánh quân mộ và Nguyễn Văn Thứ phó quản mộ khai trưng được 1.115 mẫu đất, đặt tên là Hải Nhuận ấp, sáp nhập vào tổng Quế Hải. Đến 1895, huyện Hải Hậu gồm 6 tổng. Số làng, xã mở ra đến 1899 lên tới 48 làng xã, dân số 45.564 người. Nhân dân tiếp tục khẩn hoang những vùng đất bãi còn lại.
Cồn cát biển phía Đông Tổng Quế Hải, người Hà Lan cùng một số người Xuân Trường khai khẩn, năm 1910 lập thành ấp Xuân Hà và Phú Hải.
Phong trào Văn Thân chống Pháp, Quần Anh thành lập hội “Long Châu địa khoản” tập hợp lực lượng nông gia yêu nước khắp từ Giao Thủy đến Ninh Cường chủ trương khai thác ruộng bể theo nền nếp cũ của cha ông, nhưng sau khi huyên Hải Hậu được thành lập, thực dân Pháp đặt xong ách cai trị, chúng phát triển chế độ đồn điền theo kiểu tư bản để vơ vét địa lợi, đàn áp phong trào Văn Thân, giải tán tổ chức Long Châu địa khoản, cho tên Maron, một nhân viên đạc điền người Pháp về đo đạc ruộng đất, chiếm đoạt khu đất đang khai khẩn của Quần Phương tử Phủ Lễ đến Quần Phương Hạ Trại, cưỡng bức nhân dân phải nhượng lại cho chúng Khu Âm Sa khoảng 1.000 mẫu ta, gọi là Nhượng điền. Chúng trả tiền mai móng rẻ mạt cho những khẩn chủ đang khai phá để chiếm đất Mận, vẽ bản đồ khu này ghi là 2.534 (H). Cũng từ đây, hầu hết công việc đất nước đều do người Pháp xếp đặt. Trên mặt đất Hải Hậu, Pháp khai thác đồn điền, phân loại ruộng lúa, ruộng muối. Tại khu Phủ Văn, Phủ Lễ nhân dân tiếp tục khai thác đất bề và đất bồi cuối tả ngạn sông Ninh Cơ.
Vào đời Thành Thái (1889 - 1907) các ông Lâm Ngọc Chiều, Phạm Văn Phát và Vũ Rinh (Tổng Rinh) đứng ra xin khai khẩn khu đồng Nam Cồn diện tích khoảng 850 mẫu. Sau này Maron về đạc điền chiếm đoạt, bắt những người khai khẩn phải mua lại của y. Vào thời Nguyễn Khải Định (1916) các khẩn chủ thiếu tiền mua phải trích 200 mẫu bản cho địa chủ Trần Văn Trạch (Hàn Trạch) để lấy tiền trước bạ.
Nhân dân ấp Phú Lễ do ông Phùng Bả Tình đại diện cho 80 hộ nhận với Maron khẩn đất bãi bồi, với điều kiện khẩn đến đầu trồng trọt đến đấy. Maron tùy theo hoa lợi thu tô một phần, đồng thời chính phủ bảo hộ cũng sẽ khám đạc để đánh thuế. Năm Duy Tân nguyên niên (1907) khẩn đất thành công. Maron đem bán lại cho một nhóm gồm 6 thành, mỗi thành tập hợp dân định khoảng 10 suất với diện tích rộng 8 đạc (450 mẫu), Đông giáp Phú Văn Nam, Tây giáp Chân Định, Nam giáp bể, Bắc giáp Lạch Ngang. Các khẩn chủ phải bản 50 mẫu cho Lưu Thế Vân lấy tiền nộp trước bạ. Lưu Thể Vân mua của tổng Hồi 100 mẫu nên y có 150 mẫu đất. Năm Duy Tân Nhị niên (1908) các thành nhận đắt đặt tên khu đất này là ấp Long Châu
Năm Duy Tân Tử niên (1910) đắp xong đê Bắc, khu đất này gồm Trùng Tư, Trùng Năm, Trùng Sáu trở ra đến biển Gót Tràng.
Khoảng 1920, người Quần Phương còn vượt qua sông Ninh sang Nghĩa Hưng khai khẩn đất Cồn Vành, sau này thành đất xã Quần Vinh (Nghĩa Hưng).
Phía Đông Nam tổng Quế Hải, năm 1924, các cụ Nguyễn Trinh Nguyễn, Phạm Văn Vĩ, Phạm Văn Thể cùng một số người làng Hà Quang ra khẩn hoang bãi bồi lập ra xóm Đồng Mới, sau đổi thành ấp Xuân Quang.
Vào thời Nguyễn Khải Định, giai đoạn từ 1917 - 1925 vùng đất biển bị địa chủ xâu xé, cường hào phân chia làng xã, tiếp tục có nhiều biến động.
Khi tên thực dân Maron về Pháp, khu đất mặn Hải Hậu sang tay Vũ Ngọc Oánh, quê gốc Lục Thủy huyện Xuân Trường, đỗ Tham biện hàm Thượng thư và một số tay chân Pháp nhảy vào kế nghiệp chiếm hữu khu Xuân Thủy, Xuân An, Xuân Đài, Cồn Tròn, Hoàng Hải. (Xuân Đài: Oánh bán cho giáo phận Bùi Chu mở nhà an dưỡng tu sĩ và một số địa chủ khác). Hoàng Hải: Oảnh bản cho Hoàng Cao Khải, Khải chia cho con trai là Hoàng Gia Luận.
Một số địa chủ, tư sản có thể lực chiếm hữu hoặc phân chia nhau các khu đất trên các xã, thôn: Hàn Trạch (Trần Văn Trạch- tư sản Hà Nội) mua 320 mẫu ruộng ở Phủ Văn Nam, Phủ Lễ và mua 200 mẫu ở Nam Cồn. Bang Nghệ mua của Phú Lễ 80 mẫu ruộng. Lưu Thế Vân mua 450 mẫu ở Long Châu, Lý Chẩn (Lưu Thế Chấn) chiếm của Hải Nhuận, Phú Hải 200 mẫu.
Để tiện việc kiểm soát đất đai, theo yêu cầu của bảo hộ Pháp và kinh lược Hoàng Cao Khải, năm 1916, Ngô Giáp Đậu soạn sách "Nam Định địa dư chí” lúc đó sách ghi huyện Hải Hậu có 6 tổng 50 xã. Sau này làng xã, thôn giáp lại tiếp tục bị phân chia, xuất hiện thêm những xã hiệu mới:
- Năm 1909, Thôn Đông tách khỏi xã Quần Phương Thượng lập xã Quần Phương Đông.
- Năm 1918, Phủ Văn Nam tách khỏi xã Phù Văn Lý lập xã Phù Văn Nam - Năm 1919, Tử Trùng Nam thôn tách khỏi xã Quần Phương Thương lập xã Tứ Trùng Nam.
- Năm 1920, thành lập xã Xương Điền.
- Năm 1921, thôn Nam tách đất từ Nhất Trùng đến Từ Trùng thuộc xã Quần Phương Trung lập xã Quần Phương Nam.
Một số thôn giáp cũng được thiết lập hoặc năng cấp thành đơn vị hành chính độc lập, có phò lý, đồng triện riêng:
- Phương Đê giáp thất (tách từ xã Phương Đê).
- Tả hữu giáo giáp (gọi tắt là Hai Giáp, tách từ xã. Quần Phương Thượng).
- Hạ xã Nam thôn (tách từ Quần Phương Hạ)
- Phú Quý Lý (tách từ Ninh Cường Trại).
- Xuân Thủy (nguyên là ấp của Vũ Ngọc Oánh).
- Hoàng Hải (đất Vũ Ngọc Oánh bán cho Hoàng Cao Khải).
- Xuân Đài, Cồn Tròn, Xuân An (đất Vũ Ngọc Oánh sang tên cho chủ khác).
Sang thời Nguyễn Bảo Đại (1926 - 1945), đất Hải Hậu từ Xuân Hà đến Hạ Trại biển lờ trông thấy. Theo địa chỉ Nam Định thì nguyên nhân là: "Châu thổ sông Hồng tiến nhanh hơn ở của Ba Lạt. Đoạn từ cửa Lạch Ngang đến xã Giao Hải (Giao Thủy) vừa có nguồn phù sa ít ỏi từ sông Ninh Cơ và sông Sò, lại bị di chuyển về phía cửa Ba Lạt, cho nên ở đoạn bờ biển này năng lượng sông dư thưa để mài mòn, công phá các bãi biển với tốc độ tới 15 m/năm ở Văn Lý và 5m - 15 m/năm tại các nơi khác. Một vách xói lở trầm tích bở rời đã được quan sát thấy từ cửa Lạch Giang đến xã Giao Hài" 16. Nhiều lần để biển phải đắp lùi vào trong cồn cát Xuân Hà, Xương Điền, Văn Lý... Dân cư ven biển khu Kiên Chính, Hạ Trại phải di cư vào trong. Riêng vùng Gót Tráng, cuối tả ngạn sông Ninh Cơ được phù sa bồi tụ. Khu Nam Cồn - Long Châu trở thành một vùng cồn bãi trú mật.
Đến năm 1937, huyện Hải Hậu có 61 lý, thôn, xã thuộc 6 tổng. Là huyện lớn của Nam Định, chính phủ bảo hộ Pháp và Nam Triều quyết định thăng lên cấp Phủ.