Đẩy mạnh sản xuất, chi viện cho tiền tuyến, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1965-1975)

CHƯƠNG IV: HẢI HẬU KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954-1975)

4. Đẩy mạnh sản xuất, chi viện cho tiền tuyến, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1965-1975)

Bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc bằng Không quân và Hải quân hòng ngăn cản sự chi viện của hậu phương đối với tiền tuyến.

Nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc là chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng, làm cho miền Bắc đủ sức đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo đảm chi viện cho cuộc đấu tranh ở miền Nam.

Ngày 21/4/1965, thành lập tỉnh Nam Hà trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam theo Quyết định số 103-QĐ/TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngày 21/7/1965, huyện Hải Hậu mở hội nghị phát động toàn dân “Xây dựng làng chiến đấu", thực hiện phương châm "Chiến tranh toàn dân, quân sự hoá toàn dân", "Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng là một pháo đài, mỗi hợp tác xã là một đơn vị chiến đấu, mỗi chi bộ là hạt nhân lãnh đạo chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Quân dân Hải Hậu tích cực chuẩn bị, đưa mọi hoạt động nhanh chóng chuyển từ thời bình sang thời chiến. Cơ quan huyện sơ tán về xóm 1 xã Hải Long, sau đó chuyển xuống xã Hải Đường. Các cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, trường học sơ tán về các thôn xóm xa trọng điểm địch có thể đánh phá.

Kể từ trận ném bom đầu tiên xuống Hải Thịnh ngày 22/3/1965, đến năm 1967, máy bay Mỹ đã xâm nhập 2.532 lần vào vùng trời Hải Hậu, trong đó có 239 lần vào ban đêm, đánh phá 476 trận ở khắp các xã, ném 1.667 quả bom, bắn 8.523 đạn rốc két, 44 tên lửa và 197 lần bắn đạn 20 ly, 3 lần tàu chiến địch từ ngoài khơi bắn vào các xã ven biển. Mục tiêu bắn phá của Không quân và Hải quân Mỹ không chỉ là những căn cứ quân sự, mà còn và các mục tiêu kinh tế, giao thông, thuỷ lợi và khu dân cư. Chúng đã 233 lần đánh phá các thôn xóm, 119 lần đánh phá các triền sông, 48 kho hợp tác xã, 31 lần đánh phá các công trình tưới tiêu nước, 18 lần bắn phá cầu lớn. Nghiêm trọng hơn, 11 lần máy bay Mỹ đã ném bom phá đê biển, 6 lần đánh vào nhà thờ, trong đó nhà thờ thị trấn Cồn bị nát vụn. Từ năm 1965 đến năm 1967 bom đạn Mỹ đã sát hại 217 người, trong đó có 63 phụ nữ, 26 trẻ em. Ngày 27/11/1967 máy bay Mỹ đã ném bom xuống sân kho hợp tác xã An Trạch xã Hải An trong lúc nhân dân đang thu hoạch lúa mùa, làm chết 22 người, có gia đình chết 2 người.

Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá, nhưng ngay từ trận đầu ra quân đối mặt với kẻ thù, quân dân Hải Hậu đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ người và tài sản, giữ vững sản xuất và đời sống, bảo vệ vững chắc quê hương.

Chiến công mở đầu vào khoảng 9 giờ sáng ngày 22 tháng 3 năm 1965 mười ba dân quân xã Hải Thịnh đã giương buồm ra khơi để ứng cứu kịp thời 2 chiếc tàu Hải quân ta tại vùng biển Hải Thịnh đang bị một tốp máy bay F-4 của Mỹ điên cuồng bắn phá. Sau hơn một tiếng đồng hồ vật lộn với sóng gió và bom đạn, các chiến sĩ dân quân Hải Thịnh đã cứu được 32 thuỷ thủ trở về đất liền trong tiếng reo hò, mừng vui chiến thắng của quân dân Hải Thịnh. Đây là chiến công đầu tiên của Hải Thịnh và cũng là chiến thắng mở đầu trên địa bàn Hai Hậu và cả tỉnh Nam Hà. Nhà nước đã tăng thường quân dân Hải Thịnh Huân chương Chiến công Hạng Ba.

Thi đua với Hải Thịnh, lực lượng vũ trang các xã trong toàn huyện đã chủ động đánh địch, liên tiếp lập chiến công.

Ngày 26 tháng 9 năm 1965, 12 tay súng trường của dân quân và Hải Giang đã bắn cháy một máy bay F105 được mệnh danh là “Thần sấm nhà trời” của giặc Mỹ. Cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Hải Giang đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba.

Ngay sau chiến công của Hải Giang, các tổ phục kích ven để sông, đê biển, các vị trí xung yếu trên địa bàn Hải Hậu được tổ chức liên hoàn thành các cụm trực chiến cơ động, được trang bị hoả lực mạnh đã liên tiếp lập công giòn giã. Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy một năm (từ tháng 11/1965 đến tháng 7/1966), bằng các tay súng bộ binh phối hợp với lực lượng phòng không, quân dân Hải Hậu đã bắn cháy 6 máy bay Mỹ. Ngày 7/11/1965 dân quân xã Hải Triều bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Ngày 16/11/1965, lực lượng vũ trang Hải Thịnh bắn rơi 1 máy bay F105. Ngày 27/02/1966, dân quân xã Hải Chính với 19 viên đạn súng trường đã bắn cháy 1 máy bay F104.

Ngày 15/4/1966, dân quân Hải Thịnh lại bắn tan xác một máy bay Mỹ; ngày 05/6/1966 dân quân Hải Đông phối hợp cùng lực lượng trực chiến của huyện tại trận địa Cồn Tàu đã bắn cháy 1 máy bay AD6. Ngày 21/7/1966, cụm trực chiến Hải Hòa gồm du kích 3 xã Hải Hoà, Hải Châu, Hải Thịnh đã hợp đồng chặt chẽ, bắn rơi một máy bay F105.

Từ nửa cuối năm 1967, chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ngày càng ác liệt. Cả ngày và đêm hàng đàn máy bay từ biển Đông vào đánh phá địa bàn Hải Hậu tổng số 162 trận, ném 953 quả bom, bắn nhiều rốc ket, đạn 20 ly... vào 28 xã. Pháo của địch từ tàu chiến ngoài khơi, đêm ngày bắn vào các làng xã ven biển.

Ngày 03/6/1967, địch bắn phá dữ dội vào xã Hải Thịnh. Dải đất Hải Thịnh được gọi là “Cồn Cỏ của Nam Hà”, dân quân du kích xã đã hiệp đồng chặt chế với bộ đội bắn cháy 1 tàu chiến của địch.

Tiếp đó ngày 04/6/1967, vào lúc 18 giờ đến 18 giờ 55 phút, địch lại cho 6 tàu chiến xâm phạm vùng biển Hải Thịnh. Ngay lúc đó Tiểu đoàn pháo 100 ly thuộc Trung đoàn 675 Sư đoàn 351 bố trí tại đây đã bắn cháy 1 chiếc. Tàu địch vội lùi xa và bắn hơn 100 quả đạn pháo 175 ly vào các xã Hải Thịnh, Hải Hoà và cửa sông Ninh Cơ. Dân quân du kích Hải Châu, Hải Hoà đã chỉ viện kịp thời cho Hải Thịnh. Chiến công đó còn có phần đóng góp thầm lặng của những thầy thuốc ở trạm xá xã Hải Thịnh đã thường trực suốt ngày đêm băng bó thương binh trong khỏi lửa ngút trời của bom đạn địch.

Cũng trong năm 1967, các lực lượng vũ trang Hải Hậu sôi nổi thi đua bắn máy bay địch. Mở đầu là đêm 05/5/1967 dân quân xã Hải Tiến (thị trấn Cồn ngày nay) đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay Mỹ. Chiến công nối tiếp chiến công, ngày 01/7/1967 cụm trực chiến Hải Châu, Hải Hoà, Hải Thịnh lại bắn tan xác 1 máy bay Mỹ. Ngày 12/10/1967, cụm trực chiến 9 xã: Hải Nam, Hải Phúc, Hải Quang, Hải Thanh, Hải Hưng, Hải Hà, Hải Lộc, Hải Phương, Hải Bắc đã bắn rơi một máy bay AD6.

Sáng sớm ngày 14/3/1968, lợi dụng sương mù dày đặc, một chiếc AD6 từ biển hạ độ cao xuống khoảng 500 mét, luồn vào cửa sông Ninh Cơ thả thuỷ lôi đã bị 20 tay súng bộ binh của dân quân Hải Thịnh đồng loạt nhả đạn. Bị trúng đạn, chiếc AD6 nâng độ cao bốc cháy ngùn ngụt, lao về phía Tây Nam, tới Hòn Mê (Thanh Hoá) thì nổ tung. Dân quân du kích xã Hải Thịnh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì và 3 Bằng khen cho các chiến sĩ dân quân du kích tiêu biểu.

Vừa chiến đấu kiên cường bảo vệ quê hương, quân dân Hải Hậu ngay từ khi có lệnh động viên thời chiến đã nô nức thi đua thực hiện khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Tất cả vì sự nghiệp thống nhất Tổ quốc”. Dù trong khói lửa ác liệt của bom đạn, quân dân Hải Hậu luôn chủ động đóng góp “Thóc thừa cân, quân thừa người", hết lòng, hết sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.

Năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược, thanh niên Hải Hậu đã lên đường nhập ngũ gấp 5 lần năm 1964; thôn Hưng Nghĩa là địa bàn có đông giáo dân (nay thuộc xã Hải Hưng) 200 thanh niên (bằng 10% dân số) đã lên đường bảo vệ Tổ quốc, trở thành lá cờ đầu của huyện trong phong trào thanh niên tòng quân. Trong 2 năm 1966 - 1967, Hải Hậu đã bổ sung cho chiến trường 4.698 chiến sĩ, vượt 2% chỉ tiêu, trong đó 60% là đoàn viên, 4,9% là đảng viên, 29% là thanh niên Công giáo, Riêng 3 tháng đầu năm 1968, thanh niên Hải Hậu nhập ngũ bằng cả năm 1967, vượt 7,5% chỉ tiêu, trong đó 10% là đảng viên, 56% là thanh niên Công giáo, chỉ trong một ngày đã có 50 thanh niên Công giáo Hải Bình (nay thuộc xã Hải Minh) cùng xung phong nhập ngũ. Bên cạnh đó, một lực lượng thanh niên, chủ yếu là nữ và một số trung niên đã hăng hái tham gia lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến phục vụ chiến đấu ở nhiều trọng điểm, nhiều tuyến đường chiến lược trên khắp các chiến trường.

Ngày 26/3/1968, theo Quyết định số 41/CP của Chính phủ, 7 xã Trực Thẳng, Trực Thái, Trực Đại, Trực Tiến, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng (là những xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh liền kề với Hải Hậu) sáp nhập vào Hải Hậu. Huyện Hải Hậu có 46 xã và 1 thị trấn.

Ngày 03/6/1968, Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đã về thăm xã Hải Thịnh. Tại đây, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn đã nói: Trung ương hy vọng xã Hải Thịnh sẽ trở thành xã kiểu mẫu cho các xã ven biển của cả nước.

Qua gần 4 năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Đế quốc Mỹ. Tính đến cuối năm 1968, quân dân Hài Hầu đã độc lập và phối hợp với các đơn vị bạn bắn rơi, bắn chảy 11 máy bay và bắn cháy 2 tàu chiến Mỹ, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển quê hương, thực hiện vừa sản xuất, vừa chiến đấu, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến, không ngừng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở hậu phương ngày càng vững mạnh.

Bị thua đau ở khắp các chiến trường, ngày 01/11/1968, Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Pari.

Trải qua cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ Nhất của Đế quốc Mỹ, hầu hết cơ sở vật chất kỹ thuật ở Hải Hậu đều bị tàn phá nặng nề. Từ đầu năm 1969, quân dân Hải Hậu đã tranh thủ thời gian hoà bình, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh mọi hoạt động sản xuất, phát triển văn hoá xã hội.

Giữa lúc nhân dân ta đang đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào Cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc qua đời. Hưởng ứng lời kêu gọi ngày 03 tháng 9 năm 1969 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng bộ và nhân dân Hải Hậu đoàn kết nhất trí, biến đau thương thành hành động cách mạng cùng cả nước tiếp tục vươn lên thực hiện thắng lợi lý tưởng và hoài bão của Người.

Ngày 10/6/1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm huyện Hải Hậu, Thủ tướng đã đến thăm cánh đồng lúa xuân ở Hải Anh, động viên nhân dân Hải Hậu đẩy mạnh sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh phá hoại của giặc, tiếp tục chi viện cho tiền tuyến, củng cố niềm tin vững chắc vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày 28/8/1971, Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 223/QĐ-TTg sáp nhập xã Hải Bình và xã Hải Minh thành xã Hải Minh. Đến thời điểm này, huyện Hải Hậu gồm 45 xã và 1 thị trấn.

Từ ngày 30/3/1972, quân dân miền Nam mở cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn trên các chiến trường. Hòng cứu nguy cho quân Ngụy, ngăn chặn chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Tổng thống Nichxon ra lệnh cho Không quân, Hải quân đánh phá trở lại miền Bắc.

Ngày 16/4/1972, Mỹ cho một lực lượng lớn máy bay, có cả máy bay chiến lược B52 ồ ạt đánh phá Hải Phòng, Hà Nội và thả thuỷ lôi phong toả các cảng biển và sông ngòi miền Bắc mước ta.

Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ vào địa bàn huyện Hải Hậu bắt đầu từ ngày 24/4/1972. Pháo của địch từ các tàu chiến ngoài khơi bắn vào các làng xã bất kể ngày đêm. Bom đạn địch bắn phá dữ dội các tuyến đê biển, đê sông trong mùa mưa lũ. Cửa sông Ninh Cơ, thủy lôi của địch thả dầy đặc hòng ngăn cản mọi hoạt động giao thông vận tải, phát triển sản xuất của nhân dân ta.

Quân dân Hải Hậu, một lần nữa chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, tiếp tục củng cố hệ thống phòng không nhân dân, tổ chức sơ tán theo phương án, đồng thời chủ động "Chắc tay cày, tay trang, tay chèo, tay súng" vừa sản xuất, vừa chiến đấu.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ, quân dân Hải Hậu tiếp tục lập chiến công vang dội.

Ngày 04/6/1972, cụm trực chiến xã Hải Hoà - Hải Thịnh bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Ngày 13/9/1972, cụm chiến đấu xã Hải Châu - Hài Thịnh - Hài Tiến bắn rơi 1 máy bay Mỹ, nâng tổng số máy bay Mỹ bị quân dân Hải Hậu bắn rơi trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại lên 13 chiếc.

01 giờ sáng ngày 28/12/1972, hai tàu chiến Mỹ xâm phạm vùng biển Hải Hậu - Giao Thuỷ, chúng bắn đại bác dữ dội vào các thôn xóm. Các cụm pháo của ta bắn trả quyết liệt. Một tàu chiến địch trúng đạn bốc cháy, nâng tổng số tàu chiến Mỹ bị quân dân Hải Hậu bắn cháy trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại lên 3 chiếc.

Để đảm bảo thắng lợi cho cuộc chiến đấu lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, quân dân Hải Hậu không chỉ quan tâm xây dựng lực lượng, phát triển khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, mà còn quan tâm phát triển toàn diện kinh tế xã hội xây dựng quê hương, chi viện cho tiền tuyển.

Năm 1965 là năm đầu bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, quân dân Hải Hậu đã giành thắng lợi lớn, năng suất lúa đạt 48,93 tạ/ha, tăng hơn năm 1964 là 10,93 tạ/ha, tổng sản lượng tăng 12,5% . Toàn huyện đã nhập kho Nhà nước 12.263 tấn thóc. Năm 1966, năng suất lúa vẫn đạt 49,09 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân toàn tỉnh 31%. Bước sang năm 1967, khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lên tới thời điểm quyết liệt nhất thì các phong trào "Ba sẵn sàng" của thanh niên, "Ba đảm đang” của phụ nữ, "Ba hăng hái" của phụ lão và phong trào "3 sào, 5 việc”, “Thửa ruộng vì đồng bào miền Nam", "Cánh đồng 7 tấn, 10 tấn thắng Mỹ” càng trở lên sôi động, lạc quan, tin tưởng trong quân dân Hải Hậu. Đến vụ mùa “Thâm canh thắng Mỹ năm 1967”, Hải Hậu lại được mùa lớn, năng suất lúa đạt 28,33 tạ/ha, đưa năng suất cả năm đạt 52,74 tạ/ha, toàn huyện vượt qua “Cửa ải 5 tấn”, trong đó có 8 xã và 25 hợp tác xã đã đạt năng suất từ 6 tấn trở lên. Năm 1968, Hải Hậu vẫn giữ vững ngọn cờ thâm canh 5 tấn, 29 xã (chiếm 76,7%) đạt trên 5 tấn, xã Hải Bình (nay thuộc xã Hải Minh), Hải Đường, Hải Thanh đạt trên 6 tấn. Đặc biệt hợp tác xã Hồng Thắng (xã Hải Hùng) đạt 6,62 tấn/ha. Đàn lợn đạt bình quân 2-3 con trên một héc ta gieo trồng. Nhiều hợp tác xã có đàn lợn tập thể từ 150 đến 300 con như hợp tác xã Vũ Đệ (xã Hải Đường), Quỳnh Phương (xã Hải Phú), Hùng Thắng (xã Hải Hùng). Ở nhiều hợp tác xã, nhân dân đã đầu tư hàng vạn ngày công san gỗ, lấp trùng, trồng dâu, nuôi tằm, trồng cói. Năm 1968 sản lượng kén tằm đạt 75 tấn, sản lượng cói đạt 2.250 tấn. Đến năm 1972, Hải Hậu đã cắm 1 mốc mới trên con đường thăm canh cây lúa: Năng suất lúa đạt 6 tấn/ha. Trong đó 10 hợp tác xã đạt từ 7 đến 8 tấn/ha, 44 hợp tác xã trên 6 tấn, chỉ còn 8 hợp tác xã đạt dưới 5 tấn. Sản lượng thóc tăng 13,8% so với năm 1967.

Năm 1966, Hải Hậu đã mở rộng diện tích làm muối thêm 9%, đưa sản lượng muối năm 1967 đạt 70.300 tấn, bình quân năng suất đạt 102 tấn/ha, hợp tác xã sản xuất muối Hữu Nghị (xã Hải Chính) và hợp tác xã Hợp Thành (xã Hải Đông) đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Tổ sản xuất ở Hải Triều do chị Đỗ Thị Ru làm tổ trưởng với 57% lao động là nữ đã đạt năng suất 143 tấn/ha. Chị Phạm Thị Dậu (xã Hải Triều), có kỹ thuật văng cát giỏi đã đạt năng suất 192 tấn/ha/năm và đã trở thành kiện tướng trong sản xuất muối ở tỉnh Nam Hà. Năm 1966, sản lượng đánh bắt hải sản đạt 1.504 tấn, đến năm 1967 đạt 1.929 tấn. Nổi bật của phong trào bám biển sản xuất là xã Hải Lý, năm 1966 đánh bắt được 454 tấn hải sản, đội 2 thuộc hợp tác xã Đại Thành có mẻ lưới thu 25 tấn cá Mòi. Đội Mành Chim hợp tác xã Minh Hải (xã Hải Triều) có mẻ lưới thu được 50 tấn cá Gúng.

Trong những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Hải Hậu luôn thực hiện đóng góp vượt nghĩa vụ lương thực, thực phẩm phẩm với nhà nước. Năm 1965 ngoài thóc thuế nông nghiệp, còn bán thốc theo giả khuyến khích gấp 2 lần so với năm 1964, đưa tổng số thóc nhập kho nhà nước lên 12.263 tấn. Đến năm 1967, số thóc nhập kho nhà nước 15.800 tấn, riêng xã Hải Quang đóng góp 1.500 tấn, bằng 44% sản lượng thóc của toàn xã.

Các công trình giao thông thuỷ lợi là một trong những mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ. Nhưng quân dân Hải Hậu vẫn quyết tâm giữ vững bảo đảm phục vụ sản xuất. Trong 2 năm 1964, 1965 và 9 tháng đầu năm 1966 toàn huyện đã huy động tổng số 4.769.000 ngày công đào đắp 9.260.000 m đất (gấp 3 lần năm 1962 - 1963), xây đắp 79 công trình lớn và vừa, 488 công trình nhỏ. Cuối năm 1966, xã Hải Thịnh đã căn bản hoàn chỉnh bờ vùng, bờ thừa, hợp tác xã An Trạch (xã Hải An) đào đắp hệ thống thuỷ lợi bình quân 45 m đất người.

Năm 1967, ngay trong những ngày đón tết Đinh Mùi, quân dân toàn huyện đã tranh thủ địch ngưng bắn phá, hàng vạn người đã tham gia lao động trên 4 công trường lớn: Sông Trà Thượng (thuộc xã Hải Quang), đê biển Hải Triều, Hải Thịnh, đập Xuân Hương ngăn mặn. Đến ngày 15/4/Đinh Mùi (1967). toàn huyện đã xây dựng được 30 công trình lớn, bình quân mỗi người đã đào đắp được 26 m³ đất. Điển hình trong phong trào làm thuỷ lợi là xã Hải Châu, từ năm 1967 đến năm 1969, bình quân mỗi người dân Hải Châu đã đào đắp 65 m² đất. Đồng ruộng Hải Châu đã hình thành một hệ thống mương máng theo quy hoạch. Nhân dân Hải Quang đã đầu tư hàng vạn ngày công, bình quân một năm mỗi lao động đã đào đắp trên 18.000 m² đất, đã cải tạo và làm mới được 14 con sông tiêu, 15 con sông tưới cấp II, 199 con mương cấp III, xây mới hàng chục cầu cống, triển khai xây dựng Âu nội đồng, thực hiện việc phân vùng, điều chỉnh dòng chảy, từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi tạo điều kiện để thực hiện tưới tiêu riêng biệt Năm 1969 toàn huyện đã cải tạo 156 km và đắp lớn và 184 km đường mới, xây dựng 5 cầu 128 cầu nhỏ. Phương tiện vận chuyển tăng gấp 2 lần năm 1968. Năm 1972, toàn huyện đầu tư 875.000 ngày công đào đắp 812.000 m² đất, đảm bảo giao thông, thuỷ lợi phục vụ chiến đấu và phát triển sản xuất.

Chiến tranh ác liệt, nhưng sự nghiệp y tế, giáo dục và văn hoá vẫn được duy trì và củng cố. Ngoài việc bảo đảm khám, chữa bệnh, cấp cứu nạn nhân chiến tranh, các cơ sở đẩy mạnh phong trào phòng bệnh, giữ vệ sinh nơi ăn ở, làm việc và tiêm phòng cho nhân dân. Điển hình là xã Hải Thịnh, năm 1973 đã được thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba về thành tích y tế. Công tác văn hóa thông tin, báo chí, phát thanh, truyền thanh được tăng cường. Các hình thức sinh hoạt văn hoá như chiếu phim, văn công, văn nghệ, thông tin cổ động được giữ vững. Đặc biệt là phong trào văn nghệ quần chúng "Tiếng hát át tiếng bom" ngày càng sôi nổi trong các xã, cơ quan, xí nghiệp, kịp thời động viên khích lệ quân dân vừa sản xuất vừa chiến đấu. Đến đầu năm 1966, toàn huyện 42 đội văn nghệ và đội đèn chiếu. Hệ thống cổ động trực quan tại các khu trung xã có tăm, bảng đường, triển lãm nhỏ panô, áp phích, khẩu hiệu có ở mọi nơi. Hệ thống truyền thanh được mở rộng đến tất cả các xã với hàng trăm kilômét dây đơn tuyến, song tuyến cùng hàng trăm chiếc loa công cộng rải khắp các khu vực trọng điểm. Trường học trong những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ phải sơ tán, học sinh tới trường theo từng nhóm nhỏ, đầu đội mũ rơm, vai đeo túi thuốc, bông băng cứu thương cùng cành lá ngụy trang trên lưng. Phong trào thi đua “Hai tốt” đã động viên khích lệ thầy dạy tốt, trẻ học tốt. Năm học 1967 - 1968 có 47.131 học sinh tới lớp, 3.000 cán bộ và nhân dân theo học các lớp bồ túc văn hoá. Năm 1969, toàn huyện có 473 lớp mẫu giáo nhỏ và 266 lớp mẫu giáo lớn, thu hút 27.000 cháu. Năm 1971 - 1972, thu hút 71.000 học sinh phổ thông các cấp. Năm 1972, xã Hải Thành (nay là xã Hải Trung) xây trường học cao tầng đầu tiên trong huyện, tiếp đến là trường cấp 1 Hải Cường, năm 1973 trường cấp 2 Hải Tây, năm 1974 trường cấp 2 Hải Nam và đến năm 1975, cấp 2 Hải Bắc, Hải Tân tiếp tục được xây dựng cao tầng. Năm 1968 Ty Giáo dục Nam Hà tặng cở đầu phong trào thi đua Hai tốt cho phong trào bổ túc văn hoá xã Hải Cường và trường phổ thông cấp 1 xã Hải Chính. Ngày 20 tháng 10 năm 1973 xã Hài Cường được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba về phong trào bổ túc văn hoá 2 năm (1972 - 1973). Ngày 05/01/1974, trường Đảng huyện được thành lập (nay là Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện), đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của toàn huyện.

Bị thất bại nặng nề ở cả 2 miền Nam Bắc nước ta, ngày 27/01/1973 đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pa ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Mỹ phải cam kết tôn trọng các quyền cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng ở miền Nam, chúng vẫn ngoan cố thực hiện chiến lược Việt Nam hoà chiến tranh, tăng cường cùng cổ ngụy quân, ngụy quyền, tiếp tục âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

Thực hiện nghĩa vụ của hậu phương "Tất cả vi miền Nam ruột thịt", từ năm 1973 đến năm 1975, thanh niên Hải Hậu, gái cũng như trai, lớp lớp lên đường nhập ngũ. Đặc biệt từ tháng 01 đến tháng 4 năm 1975, trong 4 tháng đã động viên 3.547 thanh niên nhập ngũ. Năm 1972-1973 quân dân Hải Hậu còn cung cấp cho chiến trường 24.143 tấn thóc, 1.841 tấn thịt lợn hơi, đạt mức cao nhất trong 10 năm (1965-1975).

Hưởng ứng phong trào thi đua "Mỗi người làm việc bằng hai”, quân dân toàn huyện đã có phong trào "Giờ làm việc giải phóng miền Nam", thanh niên có phong trào "Tình nguyện vượt mức kế hoạch”. Đặc biệt chỉ trong thời gian rất ngắn đầu năm 1975, trước nhu cầu của chiến trường, nhân dân Hải Hậu đã góp thêm 1.113 tấn thóc cùng quân dân toàn tỉnh tổ chức đợt chi viện lớn cho giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

10 năm (1965-1975) đương đầu với 2 cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, quân dân Hải Hậu đã bắn rơi và bắn cháy 13 máy bay và 3 tàu chiến Mỹ, tiễn  26.813 thanh niên lên đường đánh giác, 1.871 thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đóng góp với nhà nước 170.059 tấn thóc, 11.136 tấn thịt lợn hơi, 658.000 tấn muối, 6.336 tấn hải sản, 16.054 tấn cói chẻ và nhiều sản phẩm khác, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nghĩa vụ. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, nhân dân Hải Hậu tạo được 2 đỉnh cao mới về năng suất lúa (năm 1967 đạt 5 tấn và đến năm 1972 đạt 6 tấn/ha/năm).

Quân dân Hải Hậu được tặng thường 2 Huân chương Quân công Hang Ba, 14 Huân chương Chiến công, 17 Huân chương Kháng chiến, 19 Huân chương Lao động. Lực lượng vũ trang Hải Hậu, Dân quân du kích xã Hải Thịnh, xã Hải Giang được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong niềm vui chung của cả nước, quân dân Hải Hậu phấn khởi tự hào đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Họ Mai Trà Trung Họ Mai Hải Nam Họ Mai Hải Hậu Họ Mai Nam Định Họ Mai Việt Nam