Huyện Hải Hậu trong cuộc vận động giải phóng dân tộc và cách mạng tháng 8/1945 (1939-1945)
CHƯƠNG II: HUYỆN HẢI HẬU TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945
6. Huyện Hải Hậu trong cuộc vận động giải phóng dân tộc và cách mạng tháng 8/1945 (1939-1945)
a. Khôi phục và phát triển phong trào:
Trước tỉnh thể mới, ngày 29/9/1939, Trung ương cấp bộ Đảng, vạch rõ tình hình trong nước Đáng gửi thư cho các và thế giới đã thay đổi nhiều. "Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng" và bước đầu đã để ra một số phương hướng và biện pháp làm chuyển hướng các hoạt động của Đảng về chính trị, tổ chức và đấu tranh trong tình hình mới. Trung ương Đảng đã kịp thời chủ trương rút vào hoạt động bí mật và chuyển trọng tâm hoạt động từ thành thị về nông thôn.
Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1931), lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa lịch sử to lớn và có tính chất quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Tháng 8. Ngọn cờ giải phóng dân tộc được Đảng giương cao, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
Khởi nghĩa vũ trang đã trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tháng 2/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng, người kêu gọi toàn dân: "Trong lúc này quyền lợi của dân tộc cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại để đánh đổ Để quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nói ra khỏi nước sôi, lửa bỏng".
Thời kỳ này phong trào cách mạng ở Nam Định bị tổn thất rất năng. Qua hai đợt khủng bố vào tháng 9/1939 và tháng 4/1940, hàng trăm đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt bở tù đấy. Các cơ sở đảng ở Hải Hậu tuy không bị tổn thất năng nhưng mất liên lạc với trên, do đó hoạt động tạm thời bị lắng xuống. Lúc này chính quyền thực dân tìm cách lôi kéo thanh niên khỏi ảnh hưởng của cách mạng Tháng 4/1944, chúng dựng lên cái gọi là "Hội đồng thanh niên thể thao Hài Hậu" Tri phủ Công Xuân Bách chỉ đạo đào hồ bơi ở phía đông nam sân vận động, chúng tổ chức các cuộc thi cấp bằng thể dục - thể thao. Ta lợi dụng hình thức này để tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho thanh niên một cách hợp pháp.
Riêng ở Quần Phương Trung có ông Trần Văn Chứ là đảng viên, công nhân mỏ than Hồng Gai thời kỳ 1930 - 1931, sau khi bị tù ở Côn Đảo về, địch quản thúc ở địa phương mặc dù chưa bắt được liên lạc với tổ chức Đảng vẫn kiên trì hoạt động, ông đã tập hợp một số nông dân vào những tổ giúp nhau sản xuất và đưa họ ra tranh đấu. Trong dịp đào sông Múc, ông lãnh đạo những người đào sông đầu tranh đòi bọn chủ thầu phải trả công lao động. Khi Nhật về lập xưởng dệt bao day, ông đã phát động thợ đấu tranh đòi chúng phải tăng công khoản và tẩy chay không làm việc cho chúng. Nhật cho tay chân về đong vét thóc, ông vận động nhân dân không bản thóc và tổ chức thanh niên diễn kịch lấy tiền giúp đỡ người nghèo đói, những người bị tai nạn do bom đạn Nhật gây ra.
Một số thanh niên nghèo khổ phải rời bỏ quê hương ra đi kiếm sống, đã đến với cách mạng, qua đấu tranh trưởng thành. Thời kỳ này có tấm gương tiêu biểu như chiến sỹ cộng sản Vũ Văn Hiếu, ông sinh năm 1907 tại ấp Văn Đình, Quần Phương Thượng, là con thứ 5 trong một gia đình nghèo 9 con. Được bà cô đỡ đầu nuôi cho ăn học, nhưng vì tham gia phong trào thanh niên yêu nước, ông bị đuổi học. Năm 1928 ông ra mỏ Hà Tu xin làm phu mỏ. Tháng 6/1929 trở thánh đảng viên, đến tháng 8/1930 được cử làm Bí thư Đảng bộ đầu tiên của khu mỏ Hồng Quảng.
Tháng 2/1931 bị địch bắt đi tù Côn Đảo. Năm 1936 ra tù, ông lại tiếp tục hoạt động với cương vị phụ trách văn phòng Trung ương Đảng.
Tháng 01/1940, ông lại bị địch bắt đầy đi Côn Đảo lần thứ hai và đã anh dũng hy sinh vào tháng 3/1943 trong nhà tù Đế quốc. Trước lúc trút hơi thở cuối cùng ông trao lại tấm áo của mình cho ông Lê Duẩn (sau này Tổng bì thư của Đảng) nói rằng: "Đồng chí giữ tấm áo này mặc, phải sống để phục vụ cho Đàng. cho cách mạng".
Thời kỳ này ở Hải Hậu, một số vùng đã có cơ sở cách mạng, gây dựng thành cơ sở Đàng. Các cơ sở đã tiến hành một số hoạt động tuyên truyền, tập hợp quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Để quốc, phong kiến, giành quyền sống. Tuy hoạt động còn bị gián đoạn nhưng đã có tác dụng tích cục góp phần chuẩn bị lực lượng cho cao trào kháng Nhật cứu nước sau này.
b. Cao trào kháng Nhật cứu nước (3/1945 đến 8/1945):
Ngày 9/3/1945, Phát xít Nhật đảo chính Pháp, Quân đội Pháp đã thất bại nhanh chóng và nhục nhã. Sau khi lật đổ Pháp, bọn Nhật tuyên truyền thuyết "Đại Đông A để lìa bịp dẫn chúng, giúp đỡ những đảng phái phản động theo chúng thành lập chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim thân Nhật.
Dự đoán trước tỉnh hình Nhật sẽ hất cẳng Pháp, ngay sau khi Nhật đảo chính, tại Đình Bàng (Bắc Ninh) Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng, ngày 12/3 ra Chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Quyết định một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện.
Sau đảo chỉnh Nhật - Pháp, một số đảng viên thoát ngục trở về địa phương hoạt động. Xứ uỷ Bắc Kỳ cũng tăng cường cán bộ lãnh đạo cho Nam Định. Ban cản sự của tỉnh được kiện toàn, do đó phong trào cách mạng Nam Định có điều kiện mau chóng phục hồi.
Tháng 5/1945, Ban cán sự tỉnh họp hội nghị ở Quần Liêu (Nghĩa Hưng) để bản việc thực hiện chỉ thị của Trung ương. Hội nghị quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đề ra chủ trương phục hồi, phát triển cơ sở Việt Minh, đẩy mạnh mọi hình thức tuyên truyền, kể cả việc lập đội tuyên truyền võ trang của tỉnh, kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh Nhật, lật đổ tay sai giành chính quyền, Ở Hải Hậu, Ban cán sự tỉnh đã cử ông Nguyễn Thiết Giáp về chuyên trách phong trào huyện. Việc đầu tiên là khôi phục hoạt động của các cơ sở Đảng và phát triển các cơ sở Việt Minh. Lúc đó, ở vùng chợ Cồn, Văn Lý ông Đặng Xuân Thiều, một đảng viên Xuân Trường vượt ngục về, tuy chưa bắt được liên lạc nhưng vẫn hoạt động, đã liên hệ với ông Nguyễn Trường Thuỷ đang dạy học ở Cồn, phát triển cơ sở cách mạng ra xung quanh. Sau Hội nghị Quần Liễu, phong trào Hải Hậu được Ban cán sự trực tiếp chỉ đạo nên đã phát triển một bước mới, cơ sở Việt Minh đã được xây dựng ở Hội Khê Ngoại, Hà Lạn, Đông Biên, Tư Khẩn, Tử Trùng Nam, Quần Phương, Trung Trại, Phú Văn, Phú Lễ, Thượng Trại, Cồn, Văn Lý... số người tham gia đông nhất, hăng hái nhất vẫn là thanh niên, học sinh.
Do chủ trương đúng đắn của ta, đoàn kết tất cả dân tộc cho nên mặt trận Việt Minh ở Hải Hậu không những phát triển vào các tầng lớp dân nghèo mà còn thu hút được nhiều người, nhất là thanh niên thuộc các gia đình giầu có. Trong một thời gian ngắn, tuy có xây dựng được cơ sở cách mạng ở một số nơi, nhưng lực lượng vẫn còn mỏng. Đến tháng 7, tháng 8/1945 Hải Hậu mới lập được đoàn thanh niên cứu quốc và Việt Nam cứu quốc.
Có nơi đã tranh thủ được một số quần chúng tốt trong lực lượng bảo an của địch và lợi dụng thể hợp pháp này mà lập tự vệ canh gác bảo vệ xóm làng
Khi nạn đói xảy ra, ở một số nơi trong huyện Việt Minh đã vận động lập đội "khất thực" quyên góp cứu đói cho nhân dân và chôn cất những người chết đói.
Ở Quần Phương Trung, ông Nguyễn Thiết Giáp cùng ông Trần Văn Chứ đã kịp thời lãnh đạo quần chúng phả kho thóc của Nhật. Một số anh em bảo an viên Xã Trung được giác ngộ, tích cực tổ chức vận chuyển thóc về đình Giáp Nhỉ phân phát cho dân đang bị đói gay gắt, đồng thời đấu tranh ngăn chặn các chức dịch bớt xén, ăn chặn thóc phát cho dân.
Góp phần đẩy mạnh phong trào cách mạng ở địa phương, đội tuyên truyền vũ trang tỉnh đã về tổ chức tuyên truyền xung phong ở một số chợ làng. Tin Việt Mình diễn thuyết, công khai trương cờ đỏ sao vàng đã nhanh chóng lan truyền rộng rãi, làm nức lòng người. Một số sách báo cách mạng đưa vào, nhân dân truyền tay nhau đọc và dùng nó làm tài liệu tuyên truyền rộng rãi. Tất cả chuẩn bị sẵn sàng đón thời cơ nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.
c. Khởi nghĩa giành chính quyền:
Khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, ngày 13/8/1945 Trung ương Đảng họp hội nghị toàn quốc, quyết định tổng khởi nghĩa. Lệnh tổng khởi nghĩa được phát ra khắp nơi. Ngày 19/8, Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi đã có ảnh hưởng quyết định, cổ vũ, thúc đẩy không khí sôi sục cách mạng trong toàn quốc.
Ở Hải Hậu không khí cách mạng hừng hực dâng cao. Ở khu vực Đông Cường, chợ Đông Biên, đình Giáp Tây và ngay cổng phủ, xuất hiện từ "Bố cáo quốc dân" của mặt trận Việt Minh, tin tức khởi nghĩa từ khắp nơi bay về. Ngày 17/8 tại huyện Nam Trực, Việt Minh lãnh đạo nhân dân nổi lên giành chính quyền, rồi ngày 20 - 8 huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ giành chính quyền. Nhân dân vô cùng phấn khởi, còn bọn nha lại, binh lính trong phủ hết sức hoang mang.
Tối ngày 20/8, sau khi trực tiếp chỉ đạo giành chính quyền huyện Trực Ninh, ban cản sự triệu tập ông Nguyễn Thiết Giáp về họp bàn mở rộng khởi nghĩa và quyết định cấp tốc huy động lực lượng cách mạng chiếm các phủ huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
Ngày 21/8, ông Nguyễn Thiết Giáp từ Trực Ninh trở về, tiến hành ngay việc tập hợp quần chúng ở Quần Phương Trung giành chính quyền huyện. Trong khi đó ông Đặng Xuân Thiều và ông Nguyễn Trường Thuỷ ở chợ Cồn được tin các nơi đã khởi nghĩa, mặc dù chưa nhận được lệnh của Ban cán sự vẫn chủ động tập hợp lực lượng cách mạng và quần chúng chiếm đồn Đoan Văn Lý, rồi tổ chức mít tinh quần chúng ở chợ Cồn, đồng thời một bộ phân do ông Nguyễn Trường Thuỷ chỉ huy gồm một số thân sỹ, hào lý địa phương: Nguyễn Vũ Tùng. Nguyễn Phương Hải, Lưu Luông, Vũ Nha (tức Tổng Nha), Nguyễn Duyệt (tức Tổng Duyệt) cùng Vũ Ngọc Thuyên (con trai Tham Hoành) mang theo một khẩu súng của Vũ Ngọc Thuyên đi xe kéo lên phủ. Khoảng 10 giờ đoàn xe kéo tiến thẳng vào cổng phủ. Lúc này tinh thần nha lại đã hoang mang cực độ. Đội lính cơ không giảm chồng cư. Tri phủ Đăng Công Cân đi vắng. Trợ tá Nguyễn Văn Tạo bỏ nhiệm sở. Cai đội sai Quyền Bô vượt rào đi tìm. Tạo vội và vừa đi vừa mặc áo hoàng hốt đến phù. Thấy vậy, y ra lệnh mở cổng để đoàn khởi nghĩa tiến vào.
Ở Quần Phương Trung, lực lượng do Nguyễn Thiết Giáp lãnh đạo khởi nghĩa đã chuẩn bị sẵn sảng, khi được tin báo về, tình hình diễn biến ở phủ Hải Hậu, đoàn cấp tốc lên đường nhanh chóng cùng phối hợp với lực lượng Nguyễn Trường Thuỷ tước vũ khí bọn lính cơ, yêu cầu chúng đầu hàng vô điều kiện.
Quân khởi nghĩa giật cờ quê ly của chính quyền bù nhìn, kéo cờ đỏ sao vàng lên cột cờ, nổ súng chảo, điểm giờ cáo chung của chế độ thực dân, phong kiến thối nát ở Hải Hậu.
Cách mạng thành công, chính quyền phủ Hải Hậu về tay nhân dân trong niềm hân hoan sung sướng của mọi người. Sáng ngày 22/8/1945, Phủ bộ Việt Minh Hải Hậu tổ chức mít tỉnh trọng thể tại sân vận động tuyên bố xoá bỏ chỉnh quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng.
Những ngày tiếp đó cho đến 25/8/1945, nhân dân các xã trong huyện đều lần lượt nổi dậy lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, lập chính quyền nhân dân cách mạng lâm thời.
Quân Nhật bị tước vũ khí, rút về nước, bọn hào lý các làng xã một số bỏ trốn, còn hầu hết đều giao nộp số đình, số điển và dấu ấn cho chính quyền lâm thời.
Từ đây phong trào cách mạng ở Hải Hậu chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà.