Những biến đổi về kinh tế- xã hội từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

CHƯƠNG II: HUYỆN HẢI HẬU TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945

3. Những biến đổi về kinh tế- xã hội từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX:

a. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Hải Hậu:

- Phân chia địa giới hành chính:

Sau khi chiếm được Bắc Kỳ, ngày 27/01/1886, Pon Be (Paul Bert) được Tổng thống Pháp ký sắc lệnh bổ nhiễm sang làm Tổng trú sử dân sự đầu tiên ở Trung - Bắc Kỳ. Ý tuyên bố: “Tôi muốn chinh phục An Nam không phải bằng thanh gươm làm làm trong tay, má bằng bàn tay rộng mở, với thanh gươm deo bên sườn".

Thực hiện ý đồ cai trị này, ngày 31/6/1886 y dùng thủ đoạn tách Bắc Kỳ ra khỏi sự kiểm soát của triều đình Huế, buộc vua Đồng Khánh phải ra dụ thiết lập chức Kinh lược Bắc Kỳ và 1 quy định quyền hạn của viên chức này: Kinh lược Bắc Kỳ có toàn quyển thay mặt triều đình để cai quản Bắc Kỳ. Kinh lược Bắc Kỳ đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát của Thống sứ Bắc Kỳ.

Do đó thực dân Pháp chỉ cần nắm được Kinh Lược là nằm được Bắc Kỳ, cô lập triều đình Huế, tạo điều kiện cho chúng thiết lập được nhanh chóng nền thống trị trên toàn đất nước Việt Nam. Ngày 19/7/1888, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng.

Vùng đất ven biển thuộc huyện Chân Ninh và Giao Thuỷ khẩn hoang đã lập thành nhiều làng mới. Nhận thấy đây là một vùng đất rộng, địa bàn trọng yếu, cửa ngõ của Đồng bằng Bắc Bộ, để thống nhất quản lý hành chính của chính sách cai trị, ngày 27/12/1888, Kinh lược Bắc Kỳ quyết định thành lập huyện Hải Hậu (Nam Định), được Tổng trù sử Trung - Bắc Kỳ ra Nghị định chuẩn y.

Huyện Hải Hậu chịu sự quản lý hành chính của phú Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Vùng đất thuộc tổng Ninh Cường vẫn thuộc huyện Chân Ninh (1889 đổi thành huyện Trực Ninh). Sau đó ít lâu, cấp phủ - một cấp trung gian giữa tỉnh và huyện bị xoá bỏ. Tên của phù cũ được thay cho tên huyện. Huyện Hải Hậu trực tiếp thuộc tỉnh Nam Định. Dưới huyện là tổng, dưới tổng bao gồm nhiều xã. Đến năm 1893 Hải Hậu có 5 tổng gồm 36 xã thôn (Thực dân Pháp gọi chung là village). Tổng Quần Anh gồm 4 xã, tổng Ninh Nhất gồm 9 xã, thôn, ấp, tổng Ninh Mỹ gồm 9 thôn, ấp, trại, tổng Kiên Trung gồm 7 xã, thôn. Năm 1895, huyện Hải Hậu lập tổng Quế Hải. Năm 1899, Hải Hậu có 6 tổng gồm 48 làng xã, thôn ấp. Quá trình lấn biển, khẩn hoang và chia tách phân lập, đến năm 1945 toan huyện đã lên tới 61 làng xã.

Khu vực Đông Cường được xây dựng khang trang mở rộng ra cả khu vực Đông Biển, trở thành huyện Lỵ.

- Tổ chức bộ máy cai trị:

Thực dân Pháp thực hiện chế độ "Bảo hộ”, một mặt chúng duy trì bộ máy quan lại của triều Nguyễn, mặt khác chúng lại thiết lập thêm bộ máy cai trị, trực tiếp nắm mọi quyền hành.

Ở tỉnh bộ máy quan lại do triều đình Huế bổ nhiệm với sự phê chuẩn của người Pháp, đây là một loại chính quyền kép, trong đó thực dân và phong kiến cấu kết với nhau để cùng cai trị. Công sử Pháp ở tỉnh nằm toàn bộ quyền lực chính trị, điều hành hoạt động bộ máy hành chính trong tỉnh từ làng xã trở lên.

Ở huyện, đứng đầu là Trì huyện. Tri huyện thay mặt Công sử, Tổng đốc cai quản huyện. Có một số nha lại giúp việc như Đề lại, Lục sự, Thừa phái.

Tổng là cấp hành chính trung gian giữa huyện và làng xã. Huyện Hải Hậu thời thuộc Pháp có 6 tổng. Đứng đầu tổng là Chánh và Phó tổng. Mỗi tổng thường quản lý trên dưới 10 làng xã.

Xã là cấp hành chính cơ sở, đứng đầu là Lý trường và Phò lý. Ngoài ra còn có Hội đồng Kỳ mục, đứng đầu là Tiên chỉ và Thứ chỉ. Hội đồng Ký dịch có Lý trưởng và Phó lý. Hội đồng Kỳ lão làm tư vấn để điều khiển công việc làng xã.

Đến năm 1921 Hội đồng Kỳ mục đổi thành Hội đồng Tộc biểu có từ 4-20 người, đứng đầu là Chánh phó Hương hội, sau đó chọn ra Lý trưởng, Phó lý, Trương tuần. Đến 25/02/1927, Nghị định của Thông đồng Kỳ mục làm tư vấn cho Hội đồng Tộc biểu sử Bắc Kỳ cho lập lại Hội.

Năm 1941, Vua Bảo Đại ra đạo dụ về quản lý cấp xã do Hội đồng Ký mục đảm nhiệm, đứng đầu là Tiên chỉ, Thứ chỉ.

Để bảo vệ cho sự tồn tại của chính quyền, cũng như sẵn sàng đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân, chính quyền thực dân đã thiết lập một bộ máy đàn áp, ở huyện có 1 trai lính lệ, 1 nhà lao. Ở xã có Trương tuần cai quản tuẩn định, làm nhiệm vụ tuần phòng và làm tay sai cho Lý trưởng cưỡng bức nhân dân.

b. Những biến đổi về kinh tế:

Cũng như các địa bàn khác thuộc tỉnh Nam Định, từ khi Pháp đặt chế độ bảo hộ, chúng tiến hành khai thác thuộc địa, tỉnh hình kinh tế - xã hội cũng có những biến đổi nhiều mặt.

- Về kinh tế nông nghiệp: Chế độ quản lý ruộng đất hầu hết vẫn thuộc chế độ từ điển. Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thực dân Pháp bằng nhiều thủ đoạn tiến hành cưỡng đoạt ruộng đất của nhân dân để lập đồn điền, riêng tên Marồng chiếm đoạt đất khu Âm Sa tới hơn 10.000 mẫu. Các nhà tư sản công thương thành phố cũng về mua gom đất, Hàn Trạch mua hơn 520 mẫu, Lưu Thế Vân 450 mẫu, Lý Chấn 200 mẫu, Bang Nghệ gần 100 mẫu. Đồn điền Xuân Thuỷ của Tham Oánh có tới 1.300 mẫu ruộng. Ngoài ra một số vùng còn bị nhà Chung chiếm đoạt với một số diện tích đáng kể, phát canh thu tổ để phục vụ cho mục đích tôn giáo (Toà Giảm mục Bùi Chu chiếm 1.543 mẫu, xứ An Bài 600 mẫu...).

Hầu hết ruộng đất ở Hải Hậu đều được sử dụng để trồng lúa, khoai và các cây công nghiệp như dâu, cói, đay, gai... Đầu thế kỷ XX, Pháp bắt mỗi làng phải trừ ra hơn 200 mẫu trồng bông, nhưng cơ bản vẫn là độc canh cây lúa. Các biện pháp kỹ thuật trong các khâu làm đất, tưới nước, chăm bón, thu hoạch... hầu như không được áp dụng. Tình hình đó dẫn đến năng suất lúa ở đây vẫn đạt mức thấp, khoảng từ 11 - 12 ta một héc ta cả năm. Những vùng đất giữa huyện bị úng trũng, cuối huyện nhiễm mặn nhiều nơi chỉ cấy được một vụ lúa trong năm.

- Tiểu thủ công nghiệp: Từ khi Pháp sang chúng độc chiếm thị trường, hàng hoa của chúng tràn ngập mọi nơi nên nhiều nghề thủ công, nghề phụ của nhân dân bị phá sản. Nhà máy sợi Nam Định thành lập thì hàng dệt vải khổ hẹp ở nông thôn bị cạnh tranh. Nghề dâu tằm, tơ lụa giảm sút dần. Từ khi Pháp phát về sơi cho dân dệt gia công, chúng cũng cấp sợi cho các khung dệt thì nghề dệt vải, dệt màn phát triển. Các nghề thợ bạc, vàng, thợ sơn, chạm khắc, thợ thêu, dệt chiếu, dệt mành, đan lưới, nhuộm vài phát triển vì tư bản Pháp vơ vét để xuất khẩu

Trong nông thôn xuất hiện một số nghề mới như Sửa chữa cơ khí, chữa đồng hồ, mấy khẩu, xe đạp, nhưng không đáng kể. Khi thời vụ nông nhàn. nhiều người còn làm nghề bùn bánh, miền sợi, có nơi cả thôn cùng làm, xuất hiện những tên Trại Bún, Trại Mắm.

Đối với nghề muối, có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất như hệ thống thuỷ lợi nước mặn, hệ thống sân nề, thống chạt được bố trí khoa học, hợp lý. Sản xuất theo cách thức văng cát hút mặn, lấy nước chạt phơi nắng. Năng suất muối cao nhất so với các vùng sản xuất muối Bắc Bộ. Tuy nhiên, tất cả sản phẩm muối đều bị thực dân Pháp độc quyền thu gom. Ngay từ cuối thế kỷ XIX chúng đã đặt tới 12 đồn đoan để thu muối và đốc thúc sản xuất.

Dân làm muối chỉ được làm 6 tháng trong năm, họ phải bản toàn bộ số muối làm được cho nhà Đoan theo giá rẻ mạt.

Nghề cá đã đóng được thuyền gỗ chắc chắn. Nhờ có sợi bông nhập khẩu nên lưới sợi và buồm, bạt bằng vài đã thay thể sợi tơ, gai, đay trước đây. Ngư dân ngoài việc đánh cá trong lộng còn đi đánh cá ngoài khơi dài ngày. Ven biển hình thành những khu chế biến hải sản như nước mắm Doanh Châu, mắm tôm, cả khô Văn Lý, Kiên Chính, Hạ Trại.

Để phục vụ khai thác thuộc địa một cách quy mô và có hệ thống, người Pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế. Toàn quyền Đông Dương Pôn Đu Me (Paul Doumer) từ 1897 - 1902 đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng thuế và huy động dân phu bản sử, các loại thuế trực thu và giản thu tăng lên. Mức thuế thân 2,5 đồng (gấp 3 lần so với trước). Trong những năm bình thường, mức thuế này đã là một gánh nặng đối với người dân. Trong những năm khó khăn, mất mùa gánh nặng đó trở nên đặc biệt khủng khiếp. Tính đổ đồng đầu người, không phân biệt già trẻ, lớn bé, mỗi người phải đóng 8 đồng thuế, tương đương 70 kg gạo trắng hạng nhất lúc bấy giờ. Bên cạnh thuế khoả, chính quyền thực dân còn tìm cách buộc nhân dân mua các loại công trái, quốc trái để lấy tiền xây dựng các công trình hoặc phục vụ cho các nhu cầu quân sự.

Cơ sở hạ tầng kinh tế mới đã được kiển lập để khai thác kinh tế miền biển, nhất là nguồn lợi muối. Năm 1938, Pháp xây dựng Quốc lộ 21 đoạn nối từ Lạc Quần xuống Văn Lý, Tỉnh lộ số 56 đoạn chay từ bến đò Ninh Cường qua Hải Hầu sang Quất Lâm, Giao Thuỷ. Năm 1935 - 1940, nạo vét, mở rộng, nắn thẳng sông Múc, đào mới đoạn từ ngã ba sông Mắm xã Hải Trung ra tới đỏ một Đồng (ngang khu vực huyện lỵ ngày nay), nổi với sông Xẻ Đông chay thẳng ra Cổn Cống Múc, cầu Đông, cầu Yên Định, cầu Cần được xây dựng bằng bê tông Sông Múc trở thành con sông tưới tiêu và vận tải chủ yếu của huyện Hải Hậu.

Khu vực huyện lỵ, Đông Cường, Đông Biên, công sở, dinh thự mới mọc lên ngày cảng sầm uất. Năm 1889 - 1890, xã Văn Lý thành lập, Pháp xây dựng đồn Đoan và kho muối, đây là đồn Đoạn lớn nhất trong hệ thống 12 đồn Đoan khu vực ven biển Hải Hậu. Sau khi vết xong sông Cồn, xây cầu xi măng, từ chợ gốc Tre (Chợ họp ở gốc tre) xây dựng thành chợ Cồn, dọc bờ sông mọc lên nhiều cửa hàng, cửa hiệu bán tạp hoá, nông sản, thực phẩm... trở thành một dãy phố trên bến dưới thuyền nhộn nhịp.

Đặc điểm nổi bật, toàn bộ cơ cấu kinh tế của huyện nhà thời Pháp thuộc là sự phát triển mất cân đối nền nông nghiệp cũ kỹ lạc hậu, trong khi đó công nghiệp không có điều kiện phát triển, một số nghề thủ công truyền thống bị bóp nghẹt, đặc biệt nghề muối bị thực dân Pháp quản lý, bóc lột nặng nề. Quan hệ giữa các vùng trong huyện mất cân đối, trong khi các khu vực phía Bắc huyện và huyện lỵ, chợ Cồn, chợ Trại, Ninh Cường, kinh tế có ít nhiều phát triển thì các khu vực khác hầu như vẫn trong tỉnh trạng nghèo nàn, lạc hậu.

c. Những biến đổi về xã hội

Chiếm được Việt Nam, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác trên quy mô lớn, nhất là từ đầu thế kỷ XX đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những biển chuyển quan trọng. Phương thức bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa bắt đầu xâm nhập vào các khu vực kinh tế nông, công, thương nghiệp, đồng thời phương thức bóc lột cũ theo lối phong kiến cổ truyền vẫn được tiếp tục duy trì. Xã hội Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi khá mạnh, nhân dân lao động bị bần cùng hóa, xã hội phân hoá ngày càng sâu sắc, nông thôn huyện nhà cũng có những biển chuyển rõ rệt.

Giai cấp địa chủ được thực dân Pháp dung dưỡng, nâng đỡ, ưu thế kinh tế, chính trị của địa chủ tăng lên. Một số địa chủ trở thành người kinh doanh công thương nghiệp vẫn cố giữ lấy một phần ruộng đất để phát canh thu tô. Một số ít khác, để để phòng việc kinh doanh bấp bênh cũng mua ít ruộng đất để phát canh thu tổ. Như vậy ngoài địa chủ Pháp (Maron), địa chủ nhà thờ, địa chủ quan lại, địa chủ thường, còn có các địa chủ công thương (Thám Oánh, Hàn Trạch, Lưu Thế Vân, Lý Chấn, Hoàng Cao Luận...), địa chủ phong kiến Việt Nam phát triển hơn trước. Ở Nam Định, địa chủ chiếm 2% dân số và chiếm 20% tổng số ruộng đất 22. So với các nơi khác trong tỉnh, Hài Hậu là nơi ruộng đất tập trung cao, có nhiều địa chủ lớn, sở hữu tới vài trăm mẫu ruộng trở lên (Vũ Ngọc Oánh 1.300 mẫu).

Dưới chế độ thực dân, địa chủ vẫn sử dụng phương thức bóc lột củ. Phát canh, thu tổ để bóc lột nông dân, mức tổ tuỳ thuộc vào từng loại ruộng đất và tính cách cá nhân của từng địa chủ. Nhìn chung mức địa tổ dao động trong khoảng 40%-65% sản lượng thu hoạch được, chúng trở thành chỗ dựa đắc lực cho thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa và duy trì trật tự xã hội có lợi cho chúng, tuy nhiên cũng có một số địa chủ có tinh thần dân tộc, thể hiện tình thần yêu nước bằng cách hưởng ứng các phong trào đấu tranh chống Pháp của các văn thân, sỹ phu và nhân dân.

Giai cấp nông dân là lực lượng chiếm tới 90% dân số toàn huyện nhưng không thuần nhất. Căn cứ vào điền sản phân hoá thành ba tầng lớp khác nhau: Trung nông, bần nông và cổ nông. Nhất là bần, cố nông là những dân nghèo, thiếu ruộng đất và công cụ sản xuất nên phải làm thuê, cuốc mướn cho địa chủ đề kiểm sống. Cổ nông không có ruộng đất là tầng lớp khốn cùng nhất trong xã hội. Do nạn sưu thuế, tổ tức, cho vay lãi và cầm cổ nặng nề buộc nông dân phải bản ruộng đất để trang trải các khoản chi phí. Ruộng đất rơi vào tay địa chủ, cường hào. Thực dân Pháp không chủ ý đến việc đắp và bảo vệ đê điều, nạn vỡ để biển, để sông xảy ra liên miên (1897, 1902, 1944,...), trong hoàn cảnh đó, đời sống nông dân cảng thêm điêu đứng, dẫn đến bần cùng hoá. Trong số nông dân phá sản, một số bỏ làng lên thành phố tìm kiếm việc làm. Chỉ một phần trong số này trở thành công nhân, tiểu thương, tiều chủ, còn lại đa số bị bọn cai mộ phu đưa vào làm việc ở các đồn điều cao su Nam Kỳ hoặc đưa sang tận Châu Phi, Tân thế giới... là thuộc địa của Pháp, nhiều người ra đi không có ngày trở về. Một số bị đưa ra mỏ than Hồng Gai, Cẩm Phả, hoặc lên mạn ngược, sang Lào, Thái Lan, khai mỏ, làm thợ sơn chàng. Một số người bỏ quê đi ăn mày, ăn xin khắp nơi. Một số ít nông dân tư hữu hay người làm nghề thủ công làm ăn khá hơn xưa nên mua thêm được ruộng đất, thuê mướn người cầy cấy trở thành phủ ông. Như vậy, nông thôn ngày càng bị phân hoá, xuất hiện một vài yếu tố mới, nhưng về căn bản quan hệ phong kiến vẫn còn thống trị.

Tầng lớp tiểu tư sản, họ là những nhà tiểu công nghệ, tiểu thương, những người làm việc ở các sở công hay tư, những người làm nghề tự do, học sinh các trường.

Từ khi Pháp sang, hàng hoá chúng tràn ngập khắp nơi, các nghề thủ công. nghề phụ của nhân dân ta đều bị bóp nghẹt.

Nhà máy sợi Nam Định thành lập thì mặt hàng vái bị cạnh tranh. Pháp độc quyền nấu rượu thì người nấu rượu quê bị cấm đoán. Dân làm muối điều đứng vì phải bán giá rẻ mạt cho đồn Đoan... Tuy vậy cũng có ngành phát triển do nhân dân lao động không có khả năng mua hàng ngoại. Dệt tơ lụa, nhuộm vải, kéo sợi, đan lưới, dệt chiếu, bao bì cói đay vẫn được mở rộng và giao lưu với khắp nơi trong nước. Nghề dệt thủ công phát triển vì công nghiệp tơ sợi của Pháp đã cung cấp sợi cho các làng dệt Quần Anh (gọi là phát về sợi), đời sống của thợ thủ công các làng này có khả hơn những người làm ruộng.

Các nghề thợ bạc, văng, chạm khắc gỗ, khảm trai, thêu, thợ sơn... có cơ hội phát triển vì tư bản Pháp vơ vét để xuất khẩu.

Lớp tiểu thương thêm đông, họ đứng ra làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ, nhưng chủ yếu vẫn là người buôn bản nhỏ, một vài khu vực huyện lỵ, Đông Biên, chợ Cồn, chợ Trại... xuất hiện những cửa hiệu lớn và những chủ hàng buôn chuyển, có phương tiện vận tải thuỷ đi xa.

Lớp công chức, trí thức và những người làm dịch vụ ngày càng tăng. Số lượng giáo viên, học sinh so với trước tăng lên nhất là từ khi Pháp mở trường Hương Sư ở các làng học chữ Quốc ngữ. Tuy đời sống vật chất của những người này so với các tầng lớp khác có phần khá hơn đôi chút, nhưng họ cũng bị chèn ép rất nhiều, thấm sâu nỗi nhục của người dân mất nước.

Nhìn chung dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội truyền thống có sự biến đổi nhưng chưa bị phá vỡ và thay đổi căn bản, đã làm bộc lộ rõ tính chất nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Các mâu thuẫn giai cấp, nhất là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. Mâu thuẫn giữa nhân dân địa phương với bọn thực dân xâm lược và bọn tay sai phong kiến càng trở nên sâu sắc hơn, dẫn đến những cuộc đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ.

d. Văn hoá, giáo dục

Tình hình văn hoá có ít nhiều biến đổi và phát triển chủ yếu ở thị trấn và đô thị. Ở địa bàn nông thôn nếp sống văn hoá cũ vẫn tồn tại trong chính sách “bần cùng hoá” và “ngu dân hoá” của thực dân pháp. Những thói hư, tật xấu vẫn được dung dưỡng. Nạn cờ bạc không bị cấm mà còn được khuyến khích bằng cách cho mở sòng bạc để thu thuế. Tệ uống rượu không bị hạn chế, mà dân ta còn bị bắt phải uống một loại rượu độ còn năng do hãng rượu độc quyền Phôngten (Fontaine) sản xuất trên khắp nước. Thực dân Pháp còn mở các ty bán thuốc phiện để lập quĩ, chính là khuyến khích nạn nghiện hút. Các hủ tục ma chay, cưới xin, tê hương ẩm, hiềm khích giữa các phe giáp vẫn tồn tại, thêm vào đó nạn bởi toán, đồng bóng, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề. Ở Phố huyện còn có khu “đèn đỏ” hát ả đào, cô đầu biển tướng thành nạn đi điểm không có ai ngân cắm...

Tuy vậy, nhờ mối giao lưu giữa thành thị và nông thôn, nếp sống và cách nghỉ của cư dân nông thôn, nhất là ở vùng kinh tế phát triển, đặc biệt là lớp trẻ cũng dần biển đổi.

Trên lĩnh vực văn học, tiếp nối giai đoạn trước, xuất hiện các tác giả như Cử nhân Trần Hữu Điển, Trần Ruân, Trần Thuyên, Vũ Luyện, Tủ tài Trần Xuân Hân, Nhị trường Hoàng Diễn, Trần Huy Luyện, Lê Trọng Hàm và lớp văn sỹ sau nho khoa như Trần Duy Vôn các nhà giáo Vũ Chu Trinh, Trần Xuân Hảo... đã sáng tác những tác phẩm tiêu biểu cổ vũ tinh thần yêu nước cách mạng, biên soạn, sưu tầm nghiên cứu, dịch thuật ra quốc ngữ nhiều tác phẩm văn học, lịch sự có giá trị (chủ yếu nhóm tác giả trong hội Văn thân). Soạn các bài bia biển, mình ký tại đền chùa và tiểu sử, địa chỉ Quần Anh. Đặc biệt Lê Trọng Hàm (1872 - 1931) quê Hội Khê Ngoại, thành lập “Việt Nam Đồng Thiên Hội”, chủ tâm biên soạn sách vớ, sáng tác thơ ca, vận động, tuyên truyền yêu nước, trong đó “Minh đô sử” là tác phẩm tiêu biểu. Nhà giáo Vũ Chu Trinh sáng tạo bộ bài “Việt ngữ quốc bảo” để học quốc ngữ, Trần Văn Luân, Lại Văn Tạo sảng tác thơ văn trào phúng đã kích thói hư tật xấu và chế độ thối nát đương thời.

Về giáo dục, đầu tiên Pháp cai trị, chúng muốn lợi dụng nền nho học với chế độ khoa cử lỗi thời. Trường Hàn học có ba bậc: Bắc Âu học ở làng xã, học chữ Nho, thêm quốc ngữ và một số ít nhiều kiến thức khoa học phổ thông. Bậc tiểu học ở huyện dạy chữ Hán, quốc ngữ, khoa học lịch sử, địa lý ở mức sơ đẳng Chữ Pháp là môn tỉnh nguyện. Ai muốn học lên bậc trung học phải đi học ở trường tỉnh.

Cùng với hệ thống giáo dục đó, các khoa thi Hương, Hội, Đình vẫn mở như cũ, chỉ có khác từ năm 1906 các thí sinh phải thị thêm tiếng Pháp và toàn đổ là môn số học sơ đẳng.

Từ 1905, toàn quyền Pháp (Paul Beau) chủ trương cải cách giáo dục, cho mở rộng thêm bậc tiểu học Pháp - Việt và sửa lại nền Hán học cũ chia làm ba bậc. Ở huyện chỉ có hai bậc: Bậc ấu học ở xã thôn (dạy chữ Hán và Quốc ngữ); bậc tiểu học ở huyện (dạy chữ Hàn, Quốc ngữ và chữ Pháp là môn tỉnh nguyện), (bác trung học ở tỉnh). Đến 1915 đã diễn ra kỳ thi Hương cuối cùng ở trường thi Nam Định. Đây là điểm mốc đánh dấu sự chấm dứt của nền khoa cử nho giáo ở Nam Định. Ngày 14/6/1919 Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các trường chữ Hán.

Nhìn chung, chuyển biển lớn nhất về giáo dục ở Hải Hậu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự thay thế nền giáo dục Nho học, bằng nền giáo dục mới - Tây học. Thực dân Pháp rất hạn chế việc học, chúng sợ nếu đào tạo cao rộng sẽ làm cho dân chúng thức tỉnh. Nền giáo dục ở huyện mới dừng lại ở một cấp độ thấp. Tiểu học chỉ có một số rất ít người được cử đi học, còn tới 95% dân số thất học. Tuy nhiên, chính nền giáo dục này đã sản sinh ra một tầng lớp học sinh, trí thức yêu nước, nhiều người đã tiếp cận được với sách báo, với những tư tưởng cách mạng tiến bộ, góp phần giác ngộ nhân dân đứng lên trong các phong trào đấu tranh cách mạng sau này.

e. Sự ra đời của thị trấn, huyện lỵ:

Năm 1888, thành lập huyện Hải Hậu, năm 1889, huyện đường kiến thiết xong, bộ máy hành chính huyện từ Giáp Tây (Đông Cường) chuyển về trụ sở mới. Đông Cường, Đông Biển được kiến thiết dần trở thành hai dãy phố huyện lỵ dọc theo bờ sông nổi từ sông Múc vào. Buổi đầu phương tiện đi lại đến huyện chủ yếu là đi bộ, đi ngựa, xe kéo tay. Phương tiện thuỷ bằng đi đó nhỏ xuôi sông Múc đến trước chùa xã Hạ lên bộ vào huyện gọi là bến "Đò Màn".

Từ Đô Màn tới huyện lỵ dài hơn 1 km, nhà cửa dọc bờ sông mọc lên san sát. Xuất hiện nhiều cửa hàng, cửa hiệu tạp hoá, đại lý rượu... Thương nhân từ Nam Định, Hà Nội về lập cơ sở buôn bán thóc gạo, tơ, vài, lụa, vật liệu, tre, gỗ trong địa bàn huyện lỵ, chợ Đông Cường, chợ Đông Biên được mở rộng thành hai chợ lớn trong vùng, có rất nhiều nông sản, thực phẩm, con giống, cây giống buôn bán đi khắp nơi ngoài ra còn có chợ Quản Đông Biên (mở từ thời Khải Định) là chợ chiếu phục vụ sinh hoạt của cư dân huyện lỵ.

Ở đây ngoài những kiến trúc văn hoá có trước khi lập huyện như: Chùa Anh Quang. Đinh xã Hạ, Văn Miếu Đông Cường, có thêm nhà thờ Đông Cường và nhà thờ Quần Phương, năm 1917 ngay cạnh huyện đường mở trường Kiêm bị (gọi là trường Pháp Việt) mở các lớp bậc tiểu học, tốt nghiệp cấp bằng sơ đẳng. Năm 1924, tại Quần Phương xây dựng nhà Tràng (trường học) đào tạo tu sĩ. Năm 1931 Tri huyện Nguyễn Lập Lễ xây dựng nhà thờ Giáo Ban, năm 1936 Tri huyện Nguyễn Duy Xán cùng tín đồ phát từ xây dựng chùa Tùng Lâm, mở sân vận động Hải Hậu. Năm 1944 đào hồ bơi để thanh niên hoạt động thể thao

Về giao thông, từ 1938 Pháp xây dựng đường số 56 chạy từ Nghĩa Hưng qua huyện lỵ, nối với đường Quốc lộ 21 đi thành phố Nam Định. Năm 1939 nạo vét, đào mới hai đoạn sông Múc ra đó một đồng, nơi đây đi lại thuận lợi, trung tâm huyện lại càng được kiến thiết to đẹp, đã mở được rạp hát Thanh Kỳ ở Đông Cường để các gánh hát, gánh xiếc nổi tiếng trong nước về biểu diễn nghệ thuật.

Bên cạnh những khởi sắc văn hóamới, từ khi lập huyện ở đây cũng bắt đầu xuất hiện những tệ nạn. Đầu phố Đông Cường, khu vực Đô Màn bọn nha lại, quan huyện, hào lý nhà giầu trong vùng tụ tập đánh bạc, hát cô đầu, nhà thổ sát phạt nhau. Tại nhà Nghị Thừa Pháp lập đại lý bán rượu Phông ten, thuốc phiện. Phố huyện bán đèn thuốc phiện mọc lên nhan nhàn.

Phố Đông Cường, Đông Biên huyện lỵ Hải Hậu trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của huyện Hải Hậu. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ tiến trình xây dựng, phát triển và cách mạng của các địa phương trong huyện.

Họ Mai Trà Trung Họ Mai Hải Nam Họ Mai Hải Hậu Họ Mai Nam Định Họ Mai Việt Nam