Phong trào cách mạng theo đường lối Cộng sản
CHƯƠNG II: HUYỆN HẢI HẬU TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945
5. Phong trào cách mạng theo đường lối Cộng sản
a. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Hải Hậu
Nửa đầu thế kỷ XX, vào những năm 1925 - 1926, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, sôi nổi trong cả nước. Hai sự kiện có tiếng vang lớn là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và tổ chức truy điệu cụ Phan Chu Trinh (1926) nhiều sách báo, thơ ca yêu nước truyền về Hải Hậu. Những sự kiện có tác dụng khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân, nhất là trong một số thanh niên học sinh và trí thức. Tình hình đó tạo ra điều kiện thuận lợi về tư tưởng cho việc hình thành các tổ chức cách mạng ở huyện.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) lập ra Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (VNCMTN). Giữa năm 1927 Hội VNCMTN phát triển vào Nam Định, mùa Thu năm đó thành lập Tình bộ để thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh.
Ở Hải Hậu lúc này các cơ sở hội VNCMTN được hình thành:
- Năm 1924, các ông Đoàn Kim Quỹ (Thượng Trại), Trần Thanh Liêm (Phú Văn) đã cùng các ông Phạm Đức Ngữ, Phan Đức Hiền, Trần Ngọc Uý, Trần Văn Tiến (Cát Trung) lập hội đọc sách, báo do các nhà giáo Phạm Gia, Trương Đình Phú khởi xướng để tuyên truyền giác ngộ tỉnh thần yêu nước cách mạng trong nhân dân. Năm 1927, những thanh niên này qua giác ngộ, thử thách được kết nạp vào hội VNCMTN.
- Ở Hội Khê Ngoại, ông Nguyễn Trường Thuý- một nhà giáo cách mạng giữ vai trò chính trong việc gây cơ sở ở Xuân Trường đã tuyên truyền cách mạng vào gia đình ông Lê Văn Mưu. Năm 1928, kết nạp được hai hội viên vào VNCMTN.
- Ở vùng Hà Lạn, ông Lâm Văn Thức, người làng Phúc Thuy, là hội viên VNCMTN từ Hà Nội về tuyên truyền phát triển cơ sở cách mạng ở quê.
Số hội viên thanh niên này đã tiến hành giáo dục lòng căm thù giặc, tỉnh thần yêu nước một số bà con thân cần, tập hợp một số nông dân nghèo khổ, hăng hải phát đơn kiện bọn hảo lý địa phương hà thu, lam bỏ thuế khoa, chiếm đoạt ruộng đất, ức hiếp nhân dân. Các cuộc tuyên truyền, vận động trên đã khơi dậy tinh thần đấu tranh trong nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên.
Vào khoảng năm 1928 - 1929 phong trào công nhân đã phát triển đến mức tự giác. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân yêu nước rộng khắp và quyết liệt, đòi hỏi cấp bách phải có sự lãnh đạo toàn diện, đúng đắn của một Đảng Cộng sản. Lúc này VNCMTN không đủ sức lãnh đạo cao trào quần chúng. Tổ chức này đã dần phân liệt dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản đầu tiên giữa năm 1929 đến đầu 1930, đó là Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn. VNCMTN với tư cách là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn thành sử mạng lịch sử vẻ vang của mình.
Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập. Ngày 16/9/1929 tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản Đảng và cở búa liềm xuất hiện ở Nam Định. Ban Tỉnh uỷ làm thời được thành lập, đã tiến hành ngay một số việc cần thiết trước mắt:
- Xây dựng các Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên trên cơ sở kết nạp những hội viên tiên tiến trong VNCMTN vào Đảng (lúc ấy gọi là chuyển Đảng).
- Gấp rút tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ cho phong trào.
- Phát triển mạnh mẽ các tổ chức quần chúng cách mạng.
- Phát động quần chúng đấu tranh.
Phong trào cách mạng ở ba huyện Hải Hậu, Trực Ninh, Xuân Trường có mối liên hệ chặt chẽ thông qua số hội viên VNCMTN được kết nạp vào Đàng. Ba tháng sau, do sơ hở trong hoạt động, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của phong trào Trực Ninh bị địch bắt, các đảng viên ở vùng này không còn giữ được sinh hoạt với tổ chức, nhưng vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, người thì lấy nghề dạy học để tiếp tục tuyên truyền yêu nước trong thanh niên, học sinh, người thì tiếp tục tập hợp lãnh đạo nông dân kiên trì đấu tranh với cường hào trong xã.
Các đảng viên ở Hội Khê Ngoại được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng đã phát triển được cơ sở cách mang không những trong xã mà còn rộng ra trong vùng. Ở Hội Khê Ngoại đã lập được tổ Đàng gồm 3 đảng viên do ông Lê Văn Mừu (tức Hoàng Kiên) làm tổ trường. Xây dưng được Nông hội đó, thu hút hàng chục nông dân tham gia. Từ đây cơ sở cách mang phát triển xuống Hà Lan, Phúc Lộc (Hải Lộc), Phúc Thụy (Hải Hà), Trung Thành (Hải Vân).
Để mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, các Đảng viên ở Hải Hậu đã tiến hành rai truyền đơn nhiều lần đọc đường 21, đường tư Lạc Quần đi Thức Hoà, đường từ Chợ Cồn đến bến đò Hà Lan và trong một số trường học lân cận.
Tháng 7/1931 ở Hội Khê Ngoại, tổ Đảng đã tổ chức treo cờ Đảng ở cây gao trước đến Hội Khê, lần đầu tiên nhân dân được thấy là cờ đó búa liềm tung bay cổ vũ công năng hăng hái đầu tranh cách mạng.
Đến đây việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Hải Hậu đã đạt được cơ sở vững chắc, dẫn dắt cuộc đấu tranh của nhân dân từ tự phát sang tự giác một cách có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
b. Các cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong các thời kỳ từ 1931 đến 1939
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của thế giới đã đề năng lên vai các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Thiên tai, hạn hán làm múa màng thiệt hại lớn, đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, thuế khoả năng nổ. Nhằm giành lại quyền sống cho nhân dân, Tỉnh uỷ đã phát động nông dân đấu tranh đòi giảm và hoãn sưu thuế.
Hưởng ứng cao trào 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh và phong trào đấu tranh của công nhân dệt Nam Định, sáng ngày 26/7/1931, phối hợp với nông dân Lạc Nghiệp (Xuân Trưởng), Quất Lâm (Giao Thuỷ), tổ Đảng ở Hội Khê Ngoại đã lãnh đạo nông dân gồm hơn 100 người có các hội viên nông hội đó làm trung kiên, tập hợp biểu tỉnh lên toà sử Nam Định, khi đi qua chợ Trung Thành ra cổng Kiên Trung, bị tên cường hào phản động ở địa phương bảo với địch, cho nên mật thám và lính khủng bố, ngăn chặn, bắt phải giải tán. Đoàn biểu tỉnh đồng thanh nêu yêu sách đấu tranh; địch hứa sẽ chuyển nguyện vọng của dân lên trên và tìm mọi cách đe doạ, ngân cân. Đoàn biểu tình không thể tiếp tục được, phải quay trở lại. Lợi dụng tình thế, địch trở mặt khủng bố, bắt đi 9 người, trong đó có 2 Đảng viên. Sau một thời gian giam giữ, địch không khai thác được gì, nên phải thả tất cả những người bị bắt. Chúng phải giảm mỗi suất thuế thân hai hào.
Việc tổ chức cuộc biểu tình này có thiếu sót là chuẩn bị không chu đáo, phối hợp giữa ba đoàn không chặt chẽ, bị động đối phó với sự khủng bố của địch, nhưng kết quả đã tập hợp được lực lượng, tập dượt cho quần chúng tranh đấu. Một số số yêu sách đấu tranh đã gây tiếng vang sâu rộng về vai trò lãnh đạo của Đảng.
Từ tháng 8/1930, các cơ quan lãnh đạo của Tỉnh uỷ bị địch phá vỡ, một số cán bộ của Đảng là con em Hải Hậu công tác ở nơi khác cũng bị địch bắt và hy sinh anh dũng. Tại nhà máy dệt Nam Định, Đảng viên Trần Quốc Biêm (Quần Phương Thượng) là một trong những người lãnh đạo phong trào, tổ chức 4 nghìn công nhân đình công vào dịp Quốc tế Lao động 01/5. Năm 1930, ông bị Pháp bắt kết án tử hình. Tiếp đến 01/5/1931 ông Trần Văn Hân (Quần Anh Thượng) xung phong cắm cờ Đảng lên két nước nhà máy, kêu gọi công nhân đình công cũng bị địch bắt tử hình.
Chiến sỹ Cộng sản Phạm Văn Ngọ, quê Quần Phương Trung là công nhân nhà máy sợi Nam Định; năm 1927 được kết nạp vào VNCMTN; tháng 6/1929 trở thành Đảng viên, cán bộ cốt cán của Đảng ở Nam Định. Giữa năm 1930 ông được Đảng cử làm Bí thư thành uỷ Hải Phòng và cuối năm đó là Uỷ viên xử uy Bắc Kỳ, năm 1931, bị địch bắt tù chung thân tại nhà tù Sơn La; năm 1932 ông hy sinh tại nhà tù giữa lúc vừa tròn 27 tuổi.
Ở trong tỉnh, ông Nguyễn Doãn Chấp, Tỉnh uỷ viên Nam Định phu trách nông thôn bị địch bắt, các cơ sở Đảng ở Hải Hậu hoàn toàn bị mất liên lạc với trên.
Khi tuyên truyền, phát triển cơ sở cách mạng ở Đông Biên, do sơ hở, mất cảnh giác, tài liệu cách mạng đã lọt vào tay đối tượng chưa được giác ngô, thứ thách, do đó địch đã phát hiện được đầu mối, bắt một số đảng viên và quản chúng cách mạng ở Hội Khê Ngoại, Hà Lạn, Phúc Thụy.
Phong trào cách mạng ở Hải Hậu từ đây tạm lắng. Vài ba đảng viên còn lại ở Hội Khê Ngoại, tuy vẫn tiếp tục tập hợp quần chúng, đưa họ vào những tổ chức thích hợp như Hội Tương Tế, Hội Ông (hình thức góp tiền tiết kiệm) nhưng mất liên lạc với trên nên thiếu phương hướng hoạt động.
Những hoạt động trên đây tuy còn lẻ tẻ, nhưng đã tạo điều kiện cho việc khôi phục nhanh chóng phong trào cách mạng địa phương sau thời kỳ khủng bố trắng.
Năm 1936, tỉnh hình thế giới và trong nước có biển chuyển lớn, Mặt trận nhân dân Pháp thẳng thể, bọn thực dân Đông Dương buộc phải thà hầu hết các chính trị phạm. Căn cứ vào tình hình mới, tháng 7/1936 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) phân tích tỉnh hình và quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản để Đông Dương, bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các đoàn thể chính trị và tôn giáo khác nhau, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa Phát xít, bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi quyền dân chủ, dân sinh. Đảng còn vận dụng nhiều hình thức hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp và không hợp pháp để thông qua đó mà giáo dục quần chúng, phát triển đội ngũ cách mạng lên cao trào mới.
Trong điều kiện ấy, các cơ sở cách mạng ở Hội Khê Ngoại đã bắt được liên lạc với cơ quan lãnh đạo tỉnh, ông Phan Đình Khải (Lê Đức Thọ), Bùi Xuân Mẫn về nắm tình hình vào trao đổi nhiệm vụ. Phong trào cách mạng lại tiếp tục phát triển, nhiều nơi, đặc biệt là ở Quần Phương và các xã trung tâm huyện đã đẩy mạnh hoạt động của hội Tương Tế, vận động nhân dân mua và đọc sách bảo công khai của Đảng, lấy chữ ký vào các bán dân nguyện đòi cải thiện đời sống, tổ chức những lớp truyền bá Quốc ngữ để dạy chữ cho nhân dân, từ đó lựa chọn những quần chúng kiên trung phát triển tổ chức.
Năm 1938, bọn thống trị bầy trò bầu cử Nghị viên dân biểu Bắc Kỳ. Tình uỳ Nam Định đưa đảng viên ở Hải Hậu ra tranh cử ở khu vực. Các cơ sở cách mạng lấy việc đẩy mạnh tuyên truyền chương trình ứng cử mà giới thiệu rộng rãi trong quần chúng đường lối, chính sách của Đảng. Năm 1938, 1939 các thanh niên tổng Quần Phương đã lập ra hội Bóng đá, tổ chức nhiều trận đá bóng giao hữu tại sân vận động huyện với thanh niên các xã trong vùng. Các huyện Trực Ninh, Giao Thuỷ, Xuân Trường... từ đó bắt liên lạc với Nguyễn Khuê (Nguyễn Thiết Giáp) và Cao Mạnh Tùng (Đào Hồng Cầm) là cán bộ Việt Minh, cấp trên phân công về phụ trách phong trào Hải Hậu để hoạt động.
Tháng 9/1939, Đại chiến thế giới lần thứ II bùng nổ. Pháp là một bên tham chiến nên cảng ra sức vơ vét của cái của nhân dân ta phục vụ chiến tranh, khủng bố cách mạng để cùng cố địa vị thống trị.
Do ở Pháp. Mặt trận nhân dân Pháp đổ, thái độ bọn thống trị thay đổi, ngày căng ra mặt khủng bố phong trào cách mạng, chúng trắng trợn tước bỏ những quyền tự do, dân chủ tối thiểu mà nhân dân đã giành được trước đó. Nhiều Cán bộ, đảng viên vị bắt, các tổ chức quần chúng cách mạng phải chuyển vào hoạt động bí mật. Phong trào cách mạng ở Hải Hậu cũng bị tạm lắng.