Phong trào yêu nước ở Hải Hậu từ khi Pháp đặt ách đô hộ (1883) đến trước năm 1945

CHƯƠNG II: HUYỆN HẢI HẬU TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945

4. Phong trào yêu nước ở Hải Hậu từ khi Pháp đặt ách đô hộ (1883) đến trước năm 1945

a. Phong trào Văn thân chống Pháp:

Sau khi 6 tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay Pháp, chúng tiếp tục lấn tới, pháo kích kinh đô Huế, thả quân xuôi ngược sông Hồng đành chiếm Hà Nội, Nam Định. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, lũi hết bước này đến bước khác. Tư Đức ra khuyến du lấy chữ "Hoà" là quốc sách, vì thế nội bộ triều đình phân hoá gay gắt.

Đêm ngày 04 sáng ngày 05/7/1885, đã xảy ra vụ phản công kinh thành do thượng thư bộ bình Tôn Thất Thuyết cầm đầu, nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi xuất bôn, hạ chiếu Cần Vương, từ đó thổi bùng lên ngọn lửa kháng chiến rộng khắp trong cả nước.

Ở Hải Hậu, các sỹ phu vô cùng bất bình với triều đình và căm phần trước hành động bạo ngược của quân Pháp, nhất là sau khi một số nghĩa sỹ tham gia đội quân Nam tiến chống Pháp do đốc học Phạm Văn Nghị chiêu tập phải trở về thì không khí chuẩn bị đánh giặc cứu nước lại càng trở nên sôi sục ở khắp mọi nơi. Đáp lại lời kêu gọi của Vua Hàm Nghi, sỹ dân Hải Hậu lập tức đứng lên. Tiêu biểu là phong trào "Vân thân" của các sỹ phu Quần Anh.

Phong trào Văn thân Quần Anh do Ngư sử Trần Văn Gia, quê Quần Anh Trung khởi xướng và thủ lĩnh. Ông sinh năm 1836, tự Châu Tân, hiệu Hoè Phủ, vốn là học trò giỏi của Hoàng Giáp tam đăng Phạm Văn Nghị. Năm 1868, đỗ cử nhân được giữ lại Quốc Tử Giám. Năm 1876, làm việc tại Hàn Lâm viện qua các chức Hàn Lâm viện, Hàn lâm viện trước tác, rồi cái chức Trí huyện Yên Mô, Tri phù Yên Khánh. Năm 1882 ông trở lại kinh đô làm quan Ngự sử. Khi ở Huế ông đã tận mắt thấy cảnh vua chúa ăn chơi xa xi, xây lăng tẩm, tuần du tốn kém, quan lại sách nhiễu dân. Năm 1883, ông cáo quan về chịu tang mẹ, năm đó cũng là năm nhà Nguyễn ký hiệp ước Hắc Măng, chính thức thừa nhận Pháp đô hộ nước ta. Năm 1885, sau khi doan tang mẹ, ông khước từ việc trở lại Huế, ở lại quẻ mộ nghĩa. Các thân sỹ trong xã như Trần Ruân, Trần Mai, Trần Vĩnh cùng một số trai tráng như Trần Các, Lê Thụ, Trần Trạc... đã tỉnh nguyện gia nhập đội "thân bình biển dũng" đánh Pháp. Nghĩa quân được các hảo phú trong làng như Thừa Hanh, Trần Quý, Chi Trùng... giúp đỡ lương thực, tài chính sắm sửa vũ khí, xây dựng lực lượng, luyện tập võ bị, phối hợp với nghĩa quân của Nghẻ Dao Cù (Vũ Hữu Lợi) đánh Pháp nhiều trận. Sau khi ông Nghệ Dao Cù tử tiết, lực lượng nghĩa quân tan rã. Phong trào chống Pháp ở địa phương bị nhiều tổn thất. Lệnh của quan đầu tỉnh triệt để giải tán nghĩa quân. Tiếp đến giặc Pháp về chiếm Đông Cường, cho tay chân đi phủ dụ nhân dân, đe dọa khủng bố những người yêu nước, quan lại địa phương bạc nhược đầu hàng.

Lúc này ở Quần Anh Thượng có Trần Đức Khoan, nguyên giữ chức Hiệp Quân cho nha dinh điền, kiêm phòng Hải sứ Đỗ Phát cũng trở về gia nhập nghĩa quân Văn thân. Nghĩa quân lấy Cồn Cối là nơi tập luyện, cất dấu vũ khí, bí mật chuẩn bị dấy binh, tuy việc làm bại lộ, nghĩa quân phải rút vào hoạt động bí mật, nhưng đã cử được 6 dũng sỹ xung vào đội cảm tử, phối hợp với nghĩa quân trong tỉnh mai phục bắt tên Việt gian, Tổng đốc Nam Định Vũ Văn Báo làm lễ tế mộ Vũ Hữu Lợi, do đã bị Báo bầy mưu cho Pháp bắt giết hại ông.

Khi rút vào hoạt động bí mật, Trần Văn Gia và những người lãnh đạo Văn thân chủ trương lập "Hội học Hải Châu" lấy cớ dạy học để tuyên truyền thơ văn yêu nước, luyện tập võ nghệ, lựa chọn những người yêu nước, thành lập lực lượng nghĩa quản đưa ra ngoài xã hoạt động, hoặc đưa vào hàng ngũ binh lính địch để khi có điều kiện làm nội ứng. Trong bộ máy nguy quân đã có một số nghĩa quân giữ những chức vụ như suất đội, thư lại vv.. do đó, nghĩa quân đã nắm được tình hình về quân số, vũ khí, cách bố phòng... và tuyên truyền vận động một số nguy quân ủng hộ phong trào chống Pháp.

Nghĩa quân còn cử người liên lạc với phong trào Văn Thân chống Pháp ở các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và nhất là ở Bắc Giang nơi có phong trao Kỳ Đồng, Đề Thám đang nổi lên chống Pháp. Năm 1892, Trần Văn Gia lâm bệnh qua đời, cử nhân Trần Ruân thay thế lãnh đạo phong trào. Do bị địch khủng bố gắt gao, dưới sự lãnh đạo của ông, Văn thân chuyển hướng hoạt động theo ba nhóm chính:

- Nhóm ở lại hoạt động do Trần Ruân, Trần Dụng Thuyết phụ trách, duy trì hoạt động của "hội học Hải Châu", lập thêm hội Lan Đình, Hội Kinh Đàn, tiếp tục bồi dưỡng chỉ khí chống Pháp. Đặt hiệu buôn Hàm Chương mở mang thương nghiệp, lập tổ chức "Long Châu Địa Khoản" khai khẩn bãi biển, lập hội khắc chữ, in tài liệu tuyên truyền và xây dựng kinh phí hội.

- Nhóm tổ chức đưa người ra ngoài hoạt động do ông Trần Dụng Thần phụ trách. Ông đã cùng các ông Trần Hữu Giảng, Trần Dụng Đản bắt liên lạc với phong trào chống Pháp các nơi, sau đó cử người tới hoạt động.

Đêm ngày 07/7/1897 (Đinh Hợi) nhóm Văn Thân làm lễ tuyên thệ xuất quân cho 7 nghĩa sỹ, trong đó có các ông: Trần Xuân Đán, Lê Nguyên Tư, Trần Huy Luyện, Trần Luân tới căn cứ Yên Thể cùng với Nguyễn Đoán, Ngô Quỳnh, Bùi Đình đã có mặt ở đây từ trước.

Bà Lê Thị Thục cùng một số chị em trong làng cải trang đi bán lụa để liên lạc cho nghĩa quân. Sau gần một năm hoạt động, tháng 02/1898, căn cứ nghĩa quân bị tan, các nghĩa sỹ trở về bị giặc Pháp truy lùng ráo riết, nhưng được nhân dân che chở nên không ai sa vào tay giặc.

- Nhóm vào hàng ngũ địch làm nội ứng gặp nhiều khó khăn vì bị theo dõi chặt chẽ, mãi đến năm 1908, ông Trần Quynh mới tham gia được vụ "Hà Thành đầu độc" binh lính Pháp. Do bị lộ, ông bị Pháp bắt hành hình, chúng về địa phương truy lùng những người bị tình nghi chống Pháp.

Năm 1918 Khải Định đi kinh lý Bắc Kỳ, nhóm Văn thân cử ông Trần Huy Luyện, Trần Xuân Đản đi dâng biểu yêu cầu canh tân quốc chính.

Cử nhân Trần Ruân bị Pháp theo dõi, giám sát gắt gao. Năm 1923, Nguyễn Duy Nhạc trì huyện Hải Hậu tổ chức khám nhà, phá phách đồ đạc, hâm doạ ông. Do tuổi giả, sức yếu ông đột ngột từ trần, giữa lúc ngồi một mình trên tay còn cầm chén rượu...

Từ đây hoạt động Văn thân lắng dần, mãi đến 1923, Trần Xuân Đán, Trần Phồn lại một lần nữa dâng biểu cho Bảo Đại đòi canh tân quốc chỉnh và gửi thư cho Thượng thư Phạm Quỳnh yêu cầu cải lương học chính

Phong trào Văn thân của các sỹ phu yêu nước chống Pháp được tổ chức ở nhiều nơi, sau khi bị thực dân Pháp và Chính phủ Nam triều đàn áp, thì các sỹ phu trở về quê tiếp tục sự nghiệp mở mang khẩn đất, điển hình như cử nhân Nguyễn Ngọc Tương, nguyên là quan Án sát tỉnh Bắc Ninh, cùng con trai Nguyễn Ngọc Chương từ Tang Trừ Nam Chân xuống mô đất Phú Văn (nay là Hải Ninh). Nguyễn Vũ Đảng (Quần Anh Hạ) từ Yên Thể trở về cùng thân phu Nguyễn Vũ Yêng xuông mở đất Hạ Trại (nay là Hải Triều).

Suốt nữa thể kỳ đấu tranh chống Pháp, phong trào Văn thân tuy còn hạn chế bởi tầm nhìn của các Vân thân, sỹ pha nhưng nó đã nhóm lên ngọn lửa yêu nước, đấu tranh cách mạng cho những cuộc đấu tranh chống Pháp giải phóng dân tộc sau này.

b. Các cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến tự phát:

Ngoài những cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược có tổ chức và qui mô lớn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở Hải Hậu còn có nhiều cuộc đấu tranh thư phát xảy ra lẻ tẻ ở nhiều địa bàn, nổi bật là cuộc nổi lên chống Pháp của Đội Võ vào những năm 1887 - 1890. Ông tên thật là Hiếng nguyên là thày gia đạo Gia Tô có tư tưởng yêu nước chống Pháp xăm lược nên rời bỏ đạo, đứng lên chiêu mộ binh lính và dân định vùng Kiên Trung, lấy Kiên Trung Thượng làm cân cử, bản doanh đóng tại gia đình họ Mai ở Trung Thành (nay thuộc xã Hải Vân). Giai đình trong làng theo rất đông, nhất là con cháu các dòng họ Ngô, Đảng, Trình có nhiều người được giao chức vụ đội bình cầm quân như các ông. Đội Đức, Đội Hội, Đội Chính tập hợp dưới sự chỉ huy của ông nhiều lần đánh Pháp, thanh thể lan rộng nhiều nơi, có cơ sở liên lạc xuống cả Quần Anh, Giao Thuỷ, Nghĩa Hung khiến cho bọn thực dân và hào phủ trong vùng lo sợ. Phong trào duy trì được 4 năm, đến ngày 16/2/1890, ông Hiểng bị linh mục Dụ ở Giao Thuỷ lira món sang chơi, bảo cho giặc Pháp bao vây, đốt nhà thiêu sống ông. Ông Hiểng thà chết không chịu đầu hàng quân giặc.

Năm 1897, sau trận vỡ đê biển, tại ấp Can Lao, làng Kiên Chính lại xảy ra một vụ động trời. Các ông Tước và ông Thiêm vốn tổ tiên từ Trà Lũ, quê hương của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành xuống đây mở đất. Sẵn mang trong mình đồng mẫu quật khởi, căm ghét thực dân xâm lược, hai ông đã cùng ông Nguyễn Vũ Yên ở Cần và một số dùng bình trẻ tuổi người làng Lục Phương đông giá làm thuyền buôn cập bến Lạc Quần vào đồn Đoan trình giấy, thừa cơ địch sơ hở, các ông đã giết chết tên quan Tây đồn trường. Dùng búa phá két bạc nhưng không thành, sau đó rút quân, lấy đi hai khẩu súng về chôn ở vệ đường giữa ấp Sau vụ cướp đồn xảy ra, thực dân Pháp và tay chân ráo riết lùng sục, truy bắt được các ông trốn ở vườn trầu xử Quỳnh Phương. Sùng các ông chôn ở Can Lao, không ai dám nhận đất đó là của mình, nên mảnh đất này bị chia đôi, một nửa về Hạ Trại, một nửa về Kiến Chính, sau đổi tên là khu Hoàng Sơn.

Tiếp sau đó, tại làng Kiên Chính, các ông Cuông, Hợp lại bắt giết một Tây Đoan đem chôn ở cánh đồng phía Đông cổng Cụ, rồi hai ông bỏ trốn biệt xứ.

Năm 1900 ở làng Doanh Châu (nay là xã Hải Đông), ông Lục một mình mang dao đâm chết tên Pháp Đồn trường đồn Đoan Doanh Châu. Tại vùng biển từ Xuân Hà đến Hạ Trại lại nổi lên thanh thế của "Quận Mèo". Ông tên thật là Phạm Văn Phúc, người làng Xương Điền nổi lên tập hợp lực lượng chống Pháp. Ông có tài biển hoá, thoắt ẩn, thoắt hiện, võ nghệ cao cường, nhiều lần đột nhập đồn Đoan Văn Lý làm cho Pháp khiếp sợ. Năm 1935, ông cùng ông Roan đột nhập vào phả đồn Phụ của nhà Đoạn ở Tang Điền, bị địch phát hiện vây bắt đem về công chợ Văn Lý chém đầu. Sự việc ông "Quân Mèo" hay gọi là ông "Đội bể" đã gây được sự thân phục của nhiều người.

Ở Quần Anh Thượng, nhẫn dân đấu tranh với địa chủ, cường hào quyết liệt, tên Chánh tổng Nguyễn Vũ Khuê mở sòng bạc bóc lột nhân dân, bị tố giác, y bị tống giam. Ngày 30/3/1937, Nghị viên Bắc Kỳ Trần Dụng Hoàn gian ác, bị ông Trần Văn Tụ dùng dao đâm chết tại chùa Phúc Lâm, giữa lúc y đang họp với Kỳ hảo. Để trả thù Hoàn đã giết cha mình và hãm hại nhiều bà con trong xã. Ông Tu hành động trước sự chứng kiến của nhiều người nên được sự đồng tình che chó, ông đã trốn thoát.

Bọn quan lại gian ác, sách nhiễu nhân dân, bị nhân dân vạch mặt, trừng trị thẳng tay. Tri huyện Nguyễn Trác Lạc bị nhà nho Nguyễn Vũ Đoán tố giác lên tận Tổng đốc và Công sử Pháp, buộc y phải chuyển đi nơi khác. Tri huyện Dương Thiệu Trị bị nhân dân lật trần bộ mặt bằng bài thơ cảnh cáo, đã kích dán ngay cổng huyện:

Tri huyện gì mày cái họ Dương

Mồm thì rỗng huyếch, óc thì giương

Bạt tai tổng lý tay không ngượng

Bóp cổ dân quê dạ chẳng thương

Xử kiện gật gù dương mắt ếch

Đơn phê nghí ngoáy tựa đầu lươn

Hỡi bạn dân quê ta đâu tá

Lôi cổ mang lên trả tỉnh đường!

Sự đấu tranh phản kháng của nhân dân Hài Hậu với chế độ thực dân phong kiến đã diễn ra tuy lẻ tẻ, nhưng rộng khắp ở mọi địa bàn, trong mọi thời ký, với hình thức và qui mô khác nhau. Trên đây chỉ kể đến một vài sự kiện tiêu biểu, tuy còn manh động, bột phát nhưng đã phản ánh được lòng căm thù của nhân dân. Sức mạnh tiềm tàng này một khi được giác ngộ, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ kết thành sức manh to lớn, phi thường.

Họ Mai Trà Trung Họ Mai Hải Nam Họ Mai Hải Hậu Họ Mai Nam Định Họ Mai Việt Nam