Tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội dưới triều Nguyễn (1802-1883)
CHƯƠNG II: HUYỆN HẢI HẬU TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945
2. Tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội dưới triều Nguyễn (1802-1883)
a. Tổ chức hành chính
Năm 1802, sau khi đánh bại Triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, lập nhà Nguyễn. Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820 - 1840) đến Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848 - 1883) kể tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong, cuối cũng trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Nhà Nguyễn kiểm lại hệ thống các đơn vị hành chính cũ, ở Đàng Ngoài vẫn là Trấn, Phú, Huyện, Xã, sau đó ít lâu nhà Nguyễn nâng tổng thành một cấp hành chính trung gian giữa huyện và xã.
Vào đầu thế kỷ XIX, Nam Định là một phần của Trần Sơn - Nam Hạ, thuộc Bắc Thành, vùng đất Hải Hậu ngày nay thuộc Thiên Trường Phủ, đến 1831-1832, Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương đối Trấn thành tỉnh Nam Định. Năm 1833, huyện Nam Chân chia thành hai huyện Nam Chân và Chân Ninh. Tổng Quần Anh lúc đó thuộc về huyện Chân Ninh.
Những cá nhân hoặc làng xã nào muốn khẩn hoang vùng đất mới đều phải đệ đơn tấu trình lên Tổng Trần, sau này là Tổng Đốc tỉnh Nam Định để chuyển tấu lên triều đình, khi được phép mới được tổ chức mở đất.
Khi đất mới đã có người đến ở, đơn vị nhỏ nhất gồm mươi nóc nhà gọi là trang, ấp, trại. Khi số dân đã có tới trên 110 hộ gọi là Lý, do Lý trường đứng đầu. Lý vốn là tên 1 đơn vị hành chính do nhà Minh tổ chức lại các làng xã của ta từ năm 1419, đặt tên theo mô hình “Chính quốc" để thực hiện âm mưu đồng hóa.
Sang triều Lê Sơ, năm 1490, Lê Thánh Tông quy định những địa bàn phải gồm từ 100 hộ trở lên được lập thành xã nhỏ, người đứng đầu gọi là Xã trường, dưới xã là phe, giáp, phường, đơn vị giáp phải có ít nhất từ 10 hộ trở lên (theo qui định từ thời Minh 1419) do giáp Thủ (Giáp trưởng) đứng đầu. Số hộ đông hơn giáp lập thánh thôn, có thôn trưởng đứng đầu. (Tất cả những đơn vị hành chính này thực dân Pháp gọi là Village, người Việt gọi chung tất cả là làng).
Xã Quần Anh được thành lập từ năm 1511 đến 1807, qua quá trình phát triển đã có 10 phe, giáp, 4 thôn chia làm ba xã. Đến năm 1827 ba xã Quần Anh cùng với xã Kim Đê lập thành tổng Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân. Năm 1833 thuộc huyện Chân Ninh. Chính quyền Tổng, xã được tổ chức chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước và giải quyết các khó khăn một cách kịp thời.
Đầu đời Gia Long đặt chức Tổng trường, sau đổi thành Cai tổng và có thêm viên Phó Cai tổng giúp việc. Đến năm 1822, qui định cụ thể chỉ tổng nào về đình trên 5.000 người, ruộng đất trên 1.000 mẫu, lại nằm cách huyện lỵ 2 ngày đường trở lên mới đặt chức Phó Cai tổng.
Riêng cấp xã, từ chỗ người đứng đầu là các Xã trường, mỗi xã có thể có từ một đến nhiều Xã trường, từ năm 1828 đổi thành chức Lý trường và mỗi xã, thôn chỉ có 1 Lý trưởng, trường hợp xã lớn có thể có thêm từ 1 đến 2 Phó Lý tưởng giúp việc.
Cấp cơ sở là xã có các tổ chức:
- Hội đồng kỳ mục: Làm cố vấn, tế tư hương ẩm, vị thư tang hôn. Đúng đầu là tiên chỉ, người có tiên tước, nhân tước cao nhất. Giúp việc tiên chỉ có thứ chỉ. Hàng ngũ chức sắc từ tổng cứu phẩm trở lên. Hàng ngũ kỳ cựu gồm từ cựu địch mua trở lên. Hàng xã bình thì gồm từ lính trơn trở lên. Cuối cùng là hàng xã vọng (xã bán nhiều mua để khao vọng).
- Hội đồng hương chính: chịu trách nhiệm cái hương chỉnh, thi hành pháp lệnh dân sự, tố tụng. Đứng đầu là Chánh hội, chịu trách nhiệm lập biên bản, đóng dấu, ký tên. Phỏ hội thay mặt Chánh hội khi đi vắng. Lý trường chịu trách nhiệm nhân thực và đóng dấu. Phó Lý ký tên, đóng dấu. Trưởng ba giữ địa bạ, sinh tử, giá thú.
Ngoài những chức danh kể trên, còn có một số chức danh không có thực quyền do lệ bán ngôi thứ chốn định trung bằng các là đơn hàng giáp, hàng xã.
- Đơn hàng giáp: có giáp bạ, tri giáp, hương lễ, phải mua bằng một số tiền do giáp qui định. Với ngôi thứ, đơn nhỏ ngồi dưới, đơn to ngồi trên, cứ đơn không cứ tuổi.
- Đơn hàng xã: Phó Lý dân bầu, Chánh, Phó Trương thu, Chánh phó trì thu, tri xã, nho sinh, lễ sinh, cán sự, số tiền mua cao thấp do xã qui định. Riêng xã Quần Phương Hạ bản thêm chức Cai xã, tương đương với Chánh tri thu.
b. Tình hình kinh tế
Vùng đất khẩn hoang, nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Ở nửa đầu thế kỷ XIX tỉnh hình ruộng đất, tư liệu sản xuất chính của nông nghiệp và là nền tảng kinh tế chủ yếu của xã hội, đặt ra hàng loạt khó khăn. Từ khi nhà Nguyễn lên cần quyền đã ban hành nhiều chính sách, thể hiện rõ ý định nhanh chông khôi phục và phát triển nền kinh tế đất nước. Năm 1803 Gia Long cho tiến hành một đợt đo đạc rường đất lớn, lập địa bạ các xã. Trải qua quá trình kiểm kê hết sức vất vả, đến ngày 02/3/1804, bộ Hồ chính thức bảo cảo xã Quản Anh ruộng đất đo được 9.069 mẫu 9 sáo 14 thước, 9 tắc so với ruộng đất trước đây khai bảo trong địa ba chịu thuế 8049 mẫu 7 sào 5 thước, 9 tắc, đốt ra hơn 1.000 mẫu ruông. Số định suất có 813 định, trong đó có 115 đinh binh.
Xã Kiên Trung diện tích khẩn hoang được 2.229 mẫu 6 sảo 5 tác 2 phân và một số nưộng ngoại để sát chân sông để làm muối, cấy cới, diện tích 818 mẫu 8 sào 10 thước 4 tác 1 phân.
Trong số ruộng đất của 2 xã được khám đạc trên, ruộng đất xã Quấn Anh là rường tư điền thể nghiệp, chủ yếu do các hảo phú nằm giữ. Có những thiên hộ, bỏ bộ quản lý hàng ngàn mẫu ruộng, điển hình như thiên hỏ Trần Công Mẫn cùng con rể, từ tài Vũ Công Mao khai trưng, quản lý hơn 2.000 mẫu ruông. Trước tỉnh trang hàng loạt nông dân không có ruộng đất hoặc phiêu tán, hoặc trông chờ vào khẩu phần ruộng công, mà ruộng công ở nhiều xã hoặc không còn hoặc còn lại quá ít. Ruộng đất khẩn hoang đã rộng, quả tầm kiểm soát của một xã phải đem chia xã Quần Anh làm ba.
- Xã Quần Anh Thương 280 đinh, trong đó có 40 đinh binh, ruộng đất 3. 126 mẫu 8 sào 14 thước 6 tấc.
- Xã Quần Anh Trung 281 đinh, trong đó có 39 đinh binh, ruộng đất 3.126 mẫu, 8 sảo 14 thước 7 tấc 7 phân.
- Xã Quần Anh Hạ đinh số 252, trong đó có 36 đinh binh, ruộng đất 2.814 mẫu, 2 sào 5 tấc 5 phân.
Để tăng cường công tác quản lý, bộ máy cường hào từ một xã nay tăng lên ba xã, nạn Kiêm tinh ruộng đất mỗi ngày một quá. Năm 1827, lập tổng Quân Anh, có tổng chỉ riêng xã Kim Đè có 1.350 mẫu đất, trong đó 590 mẫu công điển, còn tất cả đều là đất tư điển.
Không riêng gì ở Quần Anh, tỉnh trang chung ở Bắc Thành là ruộng công còn lại quá ít, Gia Long, Minh Mạng buộc phải tìm giải pháp trong chế độ quân điền.
Vùng đất tổng Kiên Trung gồm Hội Khê Nam, Trà Hải Trung, Trà Hạ, Kiên Trung, Hà Quang, Hà Lan, Lạc Nam lập xã sau các xã tổng Quần Anh, tuy là đất công điền nhưng theo phép quần điền Gia Long ban hành năm 1804, tất cả mọi người đều được chia ruông công ở xã, trừ các qui tộc, vương tôn được cấp 18 phần, quan lại nhất phẩm được cấp 15 phần, cứ tuần tự họ mức cho đến dân nghèo được 3 phần. Không những thể theo lệ, ruộng đất được chia trước cho các quan chức có phẩm hảm, sau đến lĩnh và cuối cùng mới đến xã dân. Do vậy, chính sách quân điền không có tác dụng đáng kể vì làng nào làm theo tục lệ làng ấy, đất tốt đã chia hết cho các đối tượng có phẩm hàm còn dân nghèo vẫn không có ruộng đất để cấy cây.
Để giải quyết tỉnh trang nhân dân không có ruộng phiêu tân, năm 1828, theo đề xuất của Tham tán Quân vụ Bắc Thành là Nguyễn Công Trứ một hình thức khai hoang mới ra đời. Hình thức doanh điển. Đây là một hình thức kết hợp giữa nhà nước và nhân dân trong khai hoang, theo đó dưới sự chỉ đạo của một quan chức nhà nước và có sự giúp đỡ vốn ban đầu của nhà nước, nhân dân cùng nhau khai hoang. Ruộng đất sau khi khai hoang sẽ được phân chia cho những người có công tuy theo thời điểm cho phép. Được sự đồng ý của Minh Mạng, Doanh điền sử Nguyễn Công Trứ đã tổ chức nhiều đợt khai hoang lập làng mới, riêng ở Chân Ninh đến năm 1838 đã lập thành tổng Ninh Nhất gồm 9 làng An, 1 lảng Phúc (cứu An, nhất Phúc) với một vùng đất rộng trên 5 nghìn mẫu Bắc bộ. Đồng thời ở đây xuất hiện hai hình thức tư điển thế nghiệp và tư điền quân cấp.
Đến thời Tự Đức, tháng 11/1866 lại đặt nha Doanh điển tỉnh Nam Định để khai hoang, ngăn mặn vùng đất phía Đông Nam huyện ngày nay. Tham trì bộ hộ Nguyễn Chính được cử làm Doanh diễn Chánh sử, Hồng Lô Tư Khanh Đỗ Phát (người Quần Anh Hạ) làm Phó sử đã huy động 117 vị tiên công cũng nhân dân địa phương đắp đê, triệt giang trị thuỷ khẩn hoang, đến năm 1873 được 8.558 mẫu, trong đó chỉ có 2.813 mẫu công điền còn 5.745 mẫu là đất tư điền.
Ngoài ra, triều Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự động tổ chức khai hoang theo nhiều phương thức khác nhau, kết hợp với việc tích cực phục hoà, nhờ đó mà tổng diện tích ruộng đất thực trung ngày càng tăng lên. Quýnh Phương, Lục Phương Lý, rồi tiếp đến năm 1880 Phú Lễ ấp ra đời diện tích lên tới hàng nghìn mẫu đất. Tất cả những vùng đất này khi đưa vào sử dụng đều là đất tư điền, do các khẩn chủ quản lý phát canh thu tô, đóng thuế với nhà nước.
Nói tóm lại, tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn cho đến trước khi Pháp đặt ách bảo hộ (1883) ruộng đất ở Hải Hậu chủ yếu là quyền sở hữu tư nhân được ban cấp từ thời nhà Lê theo địa án "Tư điền thế nghiệp". Sang triều Nguyễn chỉ riêng vùng đất Kim Để có 2/6 giáp và toàn bộ các làng thuộc tổng Kiên Trung mới khẳn hoang là đất công điển, chiếm khoảng 17% diện tích canh tác. Sở hữu tư nhân chiếm vị trí bao trùm và chi phối các quan hệ ruộng đất.
Nguyên nhân của tỉnh hình này căn bản là do phương thức hình thành làng xã, chủ yếu do các cá nhân đứng ra trưng khẩn, khi đã thành điển giữ quyền sở hữu. Tuy nhiên sự xung đột giai cấp thường không đầy đến cao trào gay gắt vì giữa những người thủ mỗ và tòng mộ, giữa địa chủ và tá điền thưởng có quan hệ huyết tộc, hoặc tỉnh cảm bà con từ làng gốc tới đây khẩn hoang lập nghiệp nên có sự đồng cam, cộng khổ, sẻ chia, đùm bọc và ít nhiều chịu sự chỉ phối bởi tình cảm truyền thống gia đình, dòng họ... Đó cũng là đặc điểm nổi bật tạo nên diện mạo văn hoá và động lực kinh tế tiềm tàng của cư dân lấn biển.
Thành tựu của công cuộc khẩn hoang nửa đầu thế kỷ XIX đã góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống nhân dân, giải quyết hậu quả việc dân lưu tán và tình trạng khó khăn của các nghĩa bình sau các cuộc khởi nghĩa nông dân thất bại, đặc biệt là thất bại của khởi nghĩa Phan Bá Vành.
Sự tích tụ ruộng đất vào trong tay tư nhân đã bắt đầu manh nha kiểu sản xuất nông nghiệp theo hình thức đồn điền do các chú tư bản từ các thành phố về đầu tư sau này.
Trị thuỷ và thuỷ lợi là những việc làm thường xuyên suốt thời Nguyễn. Thấy rõ mối quan hệ giữa công tác thuỷ lợi và nông nghiệp, công việc xây đắp, củng cố đê điều cũng được quan tâm. Năm 1828, Minh Mạng cho thành lập nha Đê Chính gồm nhiều quan chức và thơ lại, phụ trách công tác thuỷ lợi. Năm 1833 Minh Mạng bỏ nha Đê Chính, giao mọi việc cho tỉnh với bản điều lệ chống lụt 4 điểm. Cùng với sự hình thành các cơ quan, viên chức phụ trách thuỷ lợi, nhà nước chia để làm hai loại: Để công ở các sông lớn do nhà nước quản lý, đề tư ở các sông nhảnh do địa phương quản lý.
Đối với nhân dân lấn biển, việc trị thủy đắp để chống lụt và để chống mặn là công việc sống còn, quyết định việc mở đất và giữ đất để tồn tại. Hằng năm nhân dân tổng Quần Anh, Hội Khê, Trà Trung, Hà Lạn đã phải huy động hàng vạn ngày công bồi đắp đê sông Ninh Cơ suốt từ Quần Mông tới Tân Lác Lý, suốt từ giáp Tổng Cát Xuyên (Giao Thủy) tới của Hà Lạn với chiều dài gần 40 km để lấy nước phù sa thau chua rửa mặn và chống lũ sông Hồng tràn về. Đặc biệt hệ thống để chống nhiễm mặn ở ven biển được gia cố và đắp mới thêm rất nhiều. Ngoài hệ thống đô Đông được củng cố, đắp tiếp ra đến Lục Anh Lý, vào thời Minh Mạng (1820 - 1840) nhân dân Quần Anh đắp để Ngũ Trùng, từ Lục Anh Lý kéo thẳng sang Tây đến của sông Ninh Cơ, bao gọn vùng đất từ Cổn Cốc cho đến hết vùng Cửu An, Nhất Phúc. Tháng 11 năm Giáp Tý (1864), nhân dân khẩn điền thuộc các huyện Chân Ninh, Giao Thủy đã đắp để Ngư Hàm dài 1.279 trượng (5.116 mét), triệt giang các con sông Sâu, sông Cát, sông Hải Hậu bắt đầu mở đất tổng Tân Khai, tổng Quế Hải.
Vào những năm 1879 - 1880, nhân dân Quần Anh đắp để Cồn Ngoài mở đất Trung Trại, Hạ Trại (nay ở cuối xã Hải Cường). Ở phía Tây đắp để Trùng Nhất mở ấp Phú Lễ...
Công cuộc quai đẻ, lấn biển, ngăn lũ, chống mặn ở đây hết sức gian khổ, hầu như tiến hành quanh năm, dân đình phải bỏ ra rất nhiều công sức để xây dựng một hệ thống 9 con sông cấp nước và tiêu nước với tổng chiều dài lên tới 152 km và hàng chục cây số để sông, để biển, ngoài ra làng xã cũng góp phần vào việc sửa đắp để điều phòng lụt lội. Nhiều đoạn sông được nạo vét, khơi thông, nhiều cống đập được xây dựng. Thế nhưng do thiều phối hợp và qui hoạch chung, nhà nước không dứt khoát và lúng túng trong biện pháp điều hành, suốt nửa thế kỷ tranh cãi bỏ để hay giữ đẻ, sức dân địa phương có hạn, lại không được nhà nước đầu tư kinh phí nên đã tác động hết sức tiêu cực đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Lịch sử đã ghi lại thực trạng rất xấu của công tác trị thủy vùng Nam Định. Năm 1807 vỡ để trần Sơn Nam Ha, các năm 1827, 1828, 1833, 1840, 1846, 1856, 1857 vỡ đẻ ở Nam Định. Ở vùng Hải Hậu ngày nay, năm 1809 nước lụt nhiều người chết, mùa màng thất bát, đời sống nhân dân trở lên khốn đốn.
Kèm theo sự tác động của môi trường sinh thái, thiên tai liên tiếp xảy ra vượt quả khả năng chống đỡ của con người. Sử sách cũng ghi chép lại những trận bão lớn đổ vào vùng biển những năm 1829, 1830, 1838, 1840, 1844, 1847, 1867 đặc biệt trận bão tháng 7/1838 nhân dân gọi là bão nước, vỡ đê cuốn theo nhiều nhà cửa, gần nghìn người chết, xác trôi dạt vào tân đường Giới Đông. Mỗi lần bão lớn là một lần nước biển trên vào phá vỡ hệ thống để ngăn mặn, xoá bỏ thành quá khai hoang, phục hóa của nhân dân, dân vùng biển lại phải tốn rất nhiều công sức hàn gần, bởi trúc lại trong nhiều năm sau đó. Tuy vậy cũng có năm được mùa, như vụ mùa năm 1832, 1833, 1834, 1836, 1848 nhưng không nhiều so với những năm mất mùa đói kém năm 1817, 1820, 1823, 1824, 1826, đầu năm 1827, Nam Định gạo đất, dân đới, năm 1840 mất mùa.
Để bù lại những mất mát do con người hay thời tiết gây ra, người nóng dân chỉ biết tận dụng những kinh nghiệm của mình trong sản xuất. "Nhất nước, nhị phân, tam cần, từ giống", coi đó là lý luận để chỉ đạo sản xuất. Theo thống kê nông dân vùng đồng bằng sông Hồng đã có được 65 giống lúa tẻ và 27 giống lúa nếp, trong số này có những giống lúa ngắn ngày 3 - 4 tháng (từ cấy đến gắt) cây trên cạn. Ở đây tuy là vùng đất mới thau chua rửa mặn cũng đã tuyển chọn, nhân được các loại giống lúa đặc biệt. Lúa vụ chiêm: Hom, Chiêm dong, Rẻ đó, Hin, Chiếm Câu, vịt, chiếm tép, di cút, Bù cu... Nếp trắng, nôn tre, ông lão, nếp trui, nếp bầu, cả cuống, nếp râu, tám chiêm, tự trụi. Lúa vụ mùa. Hom, rẻ đó, rì héo, hơm vịt, rự, rẻ rạn, rẻ nghệ, rẻ đâu, nếp bắc, nếp thầu dầu, nếp ông lão, nếp vò di, nếp cái, nếp vuông... Điều đáng chú ý là trong khi tìm ra được nhiều giống lúa cho gạo thơm trắng, dẻo ngon như tám xoan, tám thơm, cổ ngỗng, hom, rự rấu, tám biếc, nếp bắc... thì người nông dân lại không tạo được điều kiện tăng năng suất lúa.
Tân dụng khả năng của đất và thời tiết, người nông dân trồng thêm nhiều loại cây lương thực như khoai các loại: Khoai nước, khoai tía, ngừa bông, ngứa trắng, ngửa dây, khoai cạn, tỉa vướn, mon, mùng, dây, khoai na, khoai lang thượng, Xá Thanh, Lim, tầu bay, hạc. Các loại củ từ gai, từ lông, từ đường, từ trơn, củ cảm, củ ngà, sắn dây nam, sắn dây tây, sắn đồng nai, dong đao, dong riêng, chóc đồng, chóc ông voi, các loại ngô nếp, ngô tẻ, đầu đen, đậu xanh, đỏ, đầu nành, đậu ván, đậu cao lương ... Kinh tế vườn phát triển, hàng loạt loại rau rau ăn lá, rau ăn bắp (bắp cải, lúa bắp, diếp cuộn) rau ăn hoa (thiên lý, súp lơ), rau ăn quả (bầu bí, dưa, cà, đậu), rau ăn củ (củ cải, xu hào, cà rốt, củ đậu), rau gia vị... Các loại cây ăn quả chanh, cam, quýt, bòng bưởi, mận, mơ, mít, táo, nhân, hồng, vài. Các loại cây ăn thân (các loại mía), cây ăn trầu, cây uống nước (vối, chè, muồng, hóc) vv..
Các loại cây công nghiệp như Dâu, cói, mây, tre, nứa, gai, đay, rẻ. Vùng, thầu dầu, lạc, cây lấy nhựa như sung, ruổi... Các loại cây thuốc: Kim cúc, hương nhu, cam thảo, thiên môn, mạch môn, hoàng tỉnh, ý dĩ, sen, hoài sơn, gạch tủ, muồng... Ngoài ra còn các loại cây chơi hoa, cây lấy gỗ, cây chắn sóng, chống xói mòn, cây rào dâu, cây bóng mát, cây phân xanh, cây cảnh, cây thế....
Do đặc điểm thổ nhưỡng vùng biển và kỹ năng canh tác của nông dân đã tạo nên những vùng chuyên canh nổi tiếng: Côi Phú Lễ, Hà Lạn, Hội Khê, Thôn dâu Hai Giáp, cần dâu Khản Sản, khu dâu Tang Điền, cau, chanh, cam quýt chợ Mới (nay là xã Hải Đường), cả ghém Đông Biển... Cùng với lúa, khoai nước Hài Hậu được trồng cấy ở khắp nơi, là nguồn thức ăn cho chăn nuôi và là nguồn lương thực cho người. Năng suất, chất lượng của khoai cứu sống nhiều người trong những khi mùa màng thất bát.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi phát triển, nhân dân nuôi trâu đen để cấy kéo, làm đất ở vùng lúa nước, Nuôi gia cầm, thủy cầm thả đàn ở vùng đầm bãi. Hầu hết gia đình nông dân đều nuôi lợn ý ta và gia cầm lấy thịt. Những cánh đồng cỏ nuôi thả trâu gọi là đồng Mục; hình thành những vùng chăn nuôi giới như Tử Trùng Nam nuôi trâu, Bắc Biên lợn nái, đồng bãi Quế Hải, Ninh Mỹ, Hà Lạn nuôi vịt thả đàn.
Khi đồng bãi đã vươn xa ra biển, nghề sản xuất muối bằng phương pháp trưng cất nước mặn trên các gò cao (gọi là táo muối) không còn nữa. Từ khi đắp được để biển, vùng đất thấp ven biển được bồi phẳng theo mặt nước, đào đắp kênh mương điều tiết nước mặn, chia đất thành từng vùng gọi là “Tảo". Từ đây nghề muối chuyển sang sản xuất bằng kỹ thuật văng cát trên sân. Phơi cát, hút mặn, lọc lấy nước vào các thống chạt rồi phơi nước trên ô nề lấy muối. Đây là kỹ thuật thâm canh tiên tiến của các vùng sản xuất muối Bắc Bộ. Muối trở thành mặt hàng thiết yếu của đời sống, vì vậy ngay từ thời vua Lê, chúa Trịnh đã bị nhà nước quản lý hết sức chặt chẽ. Tháng 11/1720 (Bảo Thái thứ nhất) chúa Trịnh Cương đã quyết định đánh thuế muối và lệnh kiểm soát chặt chẽ việc mua bản ở đàng Ngoài. Tháng 6/1762 (Cành Hưng thứ 23) định rõ thuế muối ở vùng Sơn Nam. Số ruộng muối ở bãi biển cử 50 mẫu quí thành 1 bếp (Táo), mỗi bếp thu thuế đồng niên 30 quan tiền. Đến tháng Chạp 1771 định lại, thuế ruộng muối công mỗi mẫu nộp 8 tiền, ruộng muối ở ngoại để mỗi mẫu nộp 6 tiền. Ruộng muối tư mỗi mẫu nộp 3 tiền. Sang đến thời Nguyễn thuế muối vẫn áp dụng như thời Lê, nhưng ruộng đất cứ ba năm 1 lần kiểm kê, duyệt tuyển, quản lý chặt chẽ hơn.
Ở Hải Hậu lúc này đã hình thành những vùng chuyên canh muối rộng lớn như Xuân Hà, Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính, Hạ Trại, chiếm 9:10 diện tích và 70% sản lượng muối toàn tỉnh.
Tuy vậy nghề muối phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, mỗi năm sản xuất 2 vụ muối mùa và muối chiêm. Đầu năm nắng ít, mưa nhiều nên hay phải nghi việc. Từ giữa năm đến cuối năm có số ngày nắng nhiều là chính vụ. Diêm dân dầm mưa, dãi nắng quanh năm, đời sống vô cùng cực nhọc.
Nghề cả phát triển, chủ yếu tập trung ở các làng ven biển. Từ thu bắt hải sản thủ công, đến triều Nguyễn đã cải tiến công cụ đánh bắt trong lông bằng lưới rùng, lưới đan bằng sợi cây gai, cây rẻ đập đập phơi khô bện làm dây kéo. Khi đưa lưới ra xa đến độ sâu hết tầm người, giăng lưới ra biển, rồi hai đầu rùng dùng bè màng và sức người kéo vạt vào bãi. Biển xưa lắm cả tóm nên đánh bắt mỗi ngày thường đạt 5 - 6 ta một đội rừng. Từ đánh bắt bằng lưới rúng, tiến lên đánh bắt bằng lưới rẻ, lưới tôm, chã moi, rồi đóng thuyền ra khơi đi biển đành bắt dài ngày. Lúc đầu nhân dân lấy là cọ kết thành buồm, sau chuyển sang may buồm bằng vải thô nhuộm nâu để đi biển. Vùng biển ở đây có nhiều tôm cá, tép moi, cua, mực, đặc sản tôm he, cá thu, cá chim, cả nhụ, đặc biệt có cả mục thơm ngon nổi tiếng.
Cùng với nghề làm muối, đánh cá, nghề chế tác ngư cụ, diêm cụ, đan lưới, đóng thuyền phát triển. Đặc biệt là nghề chế biến hải sản, làm nước mắm, cá khó, mực khô, tôm tép khô, làm bóng cả, cước cả, thu hái rong câu... đã giúp nhân dân vùng biển có cuộc sống tạm ổn định hơn dân nông nghiệp.
Kinh tế nông - ngư - diêm nghiệp dưới thời Nguyễn ở đây khá đa dạng. phong phú nhưng vẫn không vượt ra khỏi phương thức sản xuất cổ truyền, trong lúc đó thiên tai, mất mùa, dịch bệnh xảy ra thường xuyên đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân dân.
Tuy khung cảnh chính trị, xã hội không mấy thuận lợi nhưng nhìn chung kinh tế công thương ở đây nửa đầu thế kỷ XIX vẫn có bước phát triển nhất định.
Các ngành thủ công và làng nghề truyền thống xuất hiện từ các giai đoạn lịch sử trước đây tiếp tục mở mang. Làng nghề tơ lua Quần Anh từ sản xuất cá thể đã hình thành các nhóm thợ chuyển theo các công đoạn sản xuất như nhóm kén (gồm những người trồng dâu, nuôi tằm), nhóm sợi (những người kéo kén ra sợi), nhóm tắm (những người dệt và bán lụa).
Khắp Quần Anh nhà nhà trông đâu. Nhà giầu xây dựng cơ nghiệp dệt, trở thành nghiệp chủ, nhà thường dân thì sắm vài ba khung dệt, tận dụng lao động gia đình sản xuất, nhà nghèo đi đột mướn, đặt khoản, đặt rễ tơ lụa đôi thưa bản đối cho xứ Bắc lấy tiền, mua bông, cũi xứ Thanh kéo sợi dệt vài, dệt màn. Tư tha Quần Anh nổi tiếng khắp nước. Vùng còi Phú Lễ, Hội Khê, Hà Lan cung cấp nguyên liệu, tổ chức sản xuất chiếu cói, bao bì… sản phẩm bền đẹp cung cấp cho nhân dân tiêu đáng và bản đồi đi nhiều nơi.
Xã Thượng, Trung, Ha Quần Anh phát triển nghề nhuôm sợi, nhuộm tơ, nhuộm vải nâng cao giá trị hàng dệt, thập phương về mua bán, trên bến, dưới duyên tấp nập.
Nghề thợ mộc, thợ nề phát triển, ven sông Múc, sông Ninh và các làng ven biển hình thành các hiệp thơ đóng thuyền. Thuyền có đu loại to nhỏ đó ngang, đỏ dọc chở khách, thuyền định vận tải sức chứa hàng trăm tấn đi sông lên. Thuyền chó muối, đánh cá đủ sức chịu đựng sông gió khi ra khơi vào lông dài ngày. Bàn tay khéo léo của những người thợ đã xây nên những công mình kiến trúc nổi tiếng như cầu, chùa, đình làng, các từ đường dòng họ, văn đàn, võ chỉ.
Tử sau tháng 5/1862, thực dân Pháp và Tây Ban Nha buộc triều đình Huế phải bỏ lệnh cấm đạo trên toàn đất nước (Điều hai hiệp ước Nhâm Tuất). Ô Hải Hậu bắt đầu xuất hiện các nhà thờ đạo Thiên chúa do người châu Âu thiết kế, thợ địa phương thi công, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và phương Đông đẹp mắt.
Các nghề đan thuyền, dệt lưới, may mặc, làm buồm, bện chão kéo lưới, mang gạch, ngói, chạm đục đá, khám bạc, khảm trai, trang trí sơn nam có nhiều hiệp thơ, nhiều tay nghề điêu luyện.
Mặc dầu thủ công nghiệp phát triển nhưng phương thức sản xuất hầu như không thay đổi, các làng nghề thủ công vẫn gắn liền với nông nghiệp như xưa, chỉ hình thành nên những cảnh thợ, chứ không trở thành phường hội với quy chế năng. Bên cạnh đó, chính sách của nhà nước cũng thiếu tính chất khuyến khích. Nhà nước giữ độc quyền mua một số sản phẩm như sa, lua, là. Người thợ thủ công vừa phải đóng thuế thân vừa phải nộp thuế sản phẩm.
- Về thương nghiệp, từ đầu thế kỷ XIX đất nước thống nhất là điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi. Hệ thống đường sả trong các làng, trong tổng tới các khu vực dân cư được sửa đắp, kênh sông được khai đào... Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu. Trong các làng đều mở chợ, tổ chức buôn bản nhỏ để phục vụ đời sống dân cư. Tổng Quần Anh mở các chợ lớn: Chợ Cồn Chám, chợ Lương, chợ Trung, chợ Đông Biển, chợ Đông Cường, chợ Ninh Cường, chợ Mới, chợ Hạ Trại... Tổng Kiên Lao mở các chợ Trà Trung, Hà Lạn... ngoài ra còn có chợ Xép ở các thôn, họp vào các thời gian khác nhau: chợ Sáng, chợ Hôm, chợ Chiếu... và các chợ cung cấp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi chợ muối, chợ cá, chợ dầu, chợ trâu…
Việc buôn lớn bằng thuyền ngày càng phát triển, muối, cá, gạo, tơ lụa Quần Anh được chuyên chở đi bán ở khắp nơi, ngược sông Hồng lên các tỉnh thượng nguồn, theo ven biển đến các tỉnh Đông Bắc, Móng Cái, Quảng Đông. vào Thanh Nghệ. Thương nhân từ các nơi ấy lại mang bè mảng luồng, gỗ, bỏng sợi, đồ gồm, vật liệu xây dựng, lâm thổ sản về bản đối với địa phương. Các chợ lớn ven sông Múc, ven sông Ninh thuyền bè các nơi về mua bản, trên bên dưới thuyền tấp nập. Tuy nhiên dưới triều Nguyễn, chính sách thuế khóa và thể lệ kiểm soát nghiêm ngặt và phức tạp. Gạo từ Nam Định vào Nghệ An phải nộp thuế gấp 9 lần. Muối bị quản lý chặt chẽ. Năm 1816, nhà Nguyễn qui định "thuyền đi buôn phải chịu thuế, chở cho nhà nước thì được miễn". Có năm như 1834 do sợ phong trào nông dân lan rộng, Minh Mạng ra lệnh cấm nhân dân họp chợ. Việc buôn bán với người nước ngoài bị cấm đoán gay gắt.
Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp trên thực tế không được sự nâng đỡ của nhà nước, trái lại với chính sách thuế nặng nề trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển. Cùng với thực trạng xấu của nền kinh tế nông nghiệp đã không tạo nên được những điều kiện cần thiết cho sự biển chuyển xã hội.
c. Tình hình văn hóa:
- Tôn giáo - tín ngưỡng: Ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX các tôn giáo lớn Nho, Phật, Thiên chúa (KiTô) tiếp tục phát triển, tác động vào sinh hoạt tinh thần, tâm linh của nhân dân.
Đối với lớp trẻ, nho giáo không còn tác dụng chỉ phối hoạt động mạnh mẽ như trước, nhất là từ khi nhà Nguyễn cầu cứu thực dân Pháp, xin viện bình để đánh đổ nhà Tây Sơn, thì trong hàng ngũ quan lại, nho sỹ có lúc một số nguyên lý chính của Nho giáo như đạo trung quân được nhìn nhận lại, không còn cứng nhắc nữa.
Sang thế kỷ XIX, nhà Nguyễn cổ tim mọi cách cũng có địa vị độc tôn của nho giáo, bằng việc hạn chế nhân dân xây dựng chùa chiền, cấm dân theo đạo Kitô (Thiên chúa) lập nhà thờ. Theo gương nhà Lê, nhà Nguyễn bạn "10 điểu huẩn dụ, giao cho các làng, xã giảng giải cho dân. Nội dung học tập, thì cứ được cũng có. Tháng 8/1825, định lệ thì hương ba năm một lần, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Thi hội ba năm một lần vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Tháng 9 (Âm lịch) 1835 định lại kiểu mẫu các nhà học ở các địa phương, cấp phát sách "tử thư, ngũ kinh" và sách "Tiểu học thể chú cho các trường học trong tỉnh. Tháng 5 (Âm lịch) 1838 triều đình cho đặt chức Tổng giáo ở các huyện thuộc Nam Định, Hưng Yên để vỗ về dạy học, hỏng ngăn chặn việc nhân dân đi theo đạo Thiên chúa. Ở Quần Phương Hạ, nhà nho Nguyễn Vũ Cánh được nhân chức Tổng giáo.
Những việc làm của nhà Nguyễn có tác dụng nhất định trong hàng ngũ quan lại, nho sỹ, ít nhiều cùng cổ lại trật tự lễ giáo... Tiếp theo các giai đoạn trước, các trường học ở các làng mở mang, đặc biệt ở vùng đất Quần Anh năm 1838 (Mậu Tý, Minh Mạng thứ 19) tiến sỹ Phạm Thế Lịch (người Lạc Quần) mở trường nho khoa ở đình Giáp Thất. Tiến sỹ Ngô Thế Vĩnh (người Bái Dương) mở trường Đại Tập ở đình Giáp Tứ, đây là 2 ngôi trường lớn cho nho sinh trong vùng theo học. Nhiều người học ở trường Đại Tập đỗ đạt cao, có người đỗ tới tiến sỹ (Đỗ Tông Phát). Ngoài trường tư thục, xã huyện có trường huấn đạo, phủ có trường Giáo Thụ. Mở đất, lập ấp tới đâu mở trường học tới đấy, làng, xã nào cũng qui định để ruông học điền, lấy hoa lợi nuôi thấy. Qua thì cứ nhiều người đỗ đạt có học vị cao.
Sau những người đỗ khai khoa sinh đồ, Hương cổng, Phó bảng thời Lê #sang thời Nguyễn cho đến 1885, tiếp tục có tới 28 người đỗ tú tài trở lên, trong đó có 6 cử nhân, 1 tiến sỹ, ngoài ra còn có rất nhiều nhất trưởng, nhị trường. Đặc biệt gia đình tiến sỹ Đỗ Tông Phát, ông Thị Hương đỗ thủ khoa (1840), thì đình đỗ Tiến sỹ (1843). Hai con ông: Đỗ Bình Thánh thì hương đỗ thủ khoa, Đỗ Bình Khiêm đỗ tú tài (cùng khoa 1870). Ở Hải Hậu duy nhất có 2 cha con ông cùng đỗ thủ khoa, được gọi là “Phụ từ kế giải".
Ngoài Quần Anh, các làng xã khác việc học cũng được chú trọng, song là vùng đất mới nên thành tựu đạt được không nhiều, riêng ở Hội Khê Ngoại có ông Lê Khắc Nhượng (1843 – 1913) đỗ cử nhân (1870) còn lại hầu hết là đỗ tú tài, nhắ trường, nhị trường.
Tuy nhiên sang triều Nguyễn, việc giáo dục, thi cử sa sút về nhiều mặt so với triều đại trước. Một điểm mới đáng chú ý là năm 1836, Minh Mang cho thành lập “Tù địch quản” để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, tiếng Xiêm, tiếng Lào). Từ tháng 8 (Âm lịch) 1837, bắt đầu định lệ các kỳ thi vô chung cho cả nước, cũng chia thành ba cấp: thì hương, thì hội, thì đình. Riêng ở Quần Anh có tới 12 người đỗ võ quan, được phong chánh suất đội, trong đó có Trần Ngọc Côn (Quần Anh Thượng) đỗ cử nhân võ (1874).
Trong lúc tỉnh hình xã hội có những biến động liên tục, nhất là sau các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đình, ở vùng biển các giáo sỹ Thiên chúa giáo ra sức hoạt động truyền giáo. Dưới thời Tây Sơn, đã có lúc giáo sỹ được tự do đi lại, giảng đạo, nhưng rồi sau đó bị cấm đoản, hạn chế. Các quan chức thực dân tìm cách dựa vào các giáo sỹ để tạo điều kiện nhảy vào Việt Nam. Ở vùng biển Quần Anh, Trà Lũ, Kiên Lao... Từ năm 1533, đạo Thiên chúa đã được truyền vào, từ đó theo đường biển và đường bộ, các giáo sỹ Phương Tây bất chấp việc cấm đoán, vẫn lén lút hoạt động. Nhiều giáo dân bất bình với các tệ nạn xã hội, với chế độ nhà Nguyễn nên họ xúi dục, từ bỏ các tục lệ cổ truyền dân tộc, theo đạo. Sử thần triều Nguyễn đã viết “Những người dân quê bị họ làm cho mê hoặc đắm đuối, dẫu có lệnh cấm, chết cũng không đổi" 20. Số giáo dân tăng lên, phát triển nhanh ở các vùng đất mới khai khẩn, từ Ninh Cường, Quần Anh nhân rộng ra Hai Giáp, Phạm Pháo, Quần Phương, Trung Thành, An Bài, Phúc Hải, Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính... Ở Quần Anh Thượng là đất gốc Phật giáo, khi đạo Kitô truyền vào bà con tòng đạo ở rải rác, xôi đỗ với đồng bào đi Lương. Năm 1845 (Thiệu Trị thứ 5), toàn bộ số này được chuyển cư xuống Đồng Trẻ, lúc này mới vượt thổ làm nhà, nên gọi xóm Đất Vượt, rồi chia làm 2 giáp Tả và Hữu nên gọi là Xứ Hai Giáp. Vì là đạo do người phương Tây truyền vào, kính sách và nghỉ lễ khác với đạo Phật nên mâu thuẫn lương-giảo nảy sinh. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc cấm đạo của triều đình. Các quan lại địa phương đã thừa lệnh hết sức hà khắc.
Đạo Phật tiếp tục phát triển. Mờ đất, lập làng gần liền với xây chùa. Các ngôi chùa lớn như chùa Lương (xã Thương), chùa Phúc Hải (Phương Đế), chùa Phúc Sơn (xã Trung), chúa Anh Quang (xã Hạ), chùa Trà Trung, chúa Hội Khê. được tôn tạo to đẹp, thu hút tin đồ, phát từ khắp nơi về chiêm bái.
Tin ngưỡng dân gian ngày càng phát triển. Đối với đồng bảo đi Lương tục thờ cúng tổ tiên trở thành gia lễ, qui định nghỉ thức rõ ràng. Con trai đến tuổi 16 vào việc họ, ghi tên vào phá đồ, phá kỷ nổi đội thể thứ rõ ràng. Các dòng họ từ từ thể trở lên lập nhà thờ. Có nhà thờ họ chỉ, họ cả, nhà thờ thuỷ tổ. Đặc biệt các đồng họ thuộc "Tử tỉnh, Cửu tộc” có nhiều từ đường lớn, xây gạch Bát Tràng. kèo cột gỗ lim, đồ thờ chạm khắc, kênh bóng, sơn thiếp lộng lẫy. Hằng năm tứ thời bắt tiết, lễ giổ cử hành tế tổ trang trọng.
Đối với đồng bào đi Giáo, sau khi tòng đạo đã có họ thành thì hoạt động thờ cúng tổ tiên chỉ lấy cầu nguyện, kinh bồn là chính, vì vậy khái niệm về họ mẫu và quê gốc phai nhạt dần
Tục thờ Thánh hoàng phố biển ở các làng xã. Theo quan niệm dân gian "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, cánh thổ nào phải có Thành hoàng ấy, mỗi xóm có một Thổ thần, mỗi làng phụng sự một vị Thành hoàng, có làng thờ 2-3 vị Nơi của sông, cửa biển thờ “Nam Hải Đại Vương”. “Trạch Hải Đại Vương". “Hùng Dũng Đại Vương". "Long Hải Đại Vương Tổng Hậu", lập đến Đào, đền Phụng Hoá, miều Vương Hai, phủ Thiên Tiên... Ngôi đền thờ lớn nhất là đến Nính Cường thờ Tổng Hậu, được suy tôn là nữ thần 12 cửa biển, nhiều nơi nước chân nhang về lập đền thờ gọi là "Đến Bóng" hay "Đền Chánh".
Đi đối với tục thờ Thành hoàng là tín ngưỡng tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, với nước. Hầu như làng nào cũng lập đền thờ Trần Hưng Đạo. Thờ các vị khai canh, như đền thờ Khải xã Quần Anh (Quần Anh Trung), đến thờ cụ Vũ Duy Hoà (Hà Lan), đền thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (Cửu An), đền thờ Doanh điển phó sứ Đỗ Tông Phát (Quế Phương).
Nhà nước phong kiến từ Gia Long cho đến Tự Đức (1802-1883) đã giao cho các làng xã là thống kê để xác định giá trị tinh thần của các đền thờ, nhân đó ban đạo sắc phong thần các cấp, vì vậy đã xảy ra tình trạng mua hậu thần, hậu phật phát triển lan rộng ở nhiều làng xã.
Văn học nghệ thuật:
Giai đoạn này chưa có chữ Quốc ngữ, chữ Nôm đã được đưa vào thi cử tử thời Tây Sơn. Vì vậy, nhìn chung văn học chữ Hán không còn chiếm vị trí độc tôn nữa. Ở vùng đất này, các nhà Nho vừa sáng tác bằng chữ Hàn, vừa bằng chủ Nôm, những tác phẩm bằng chữ Hán vẫn chiếm đa số. Góp cùng tên tuổi các tác gia Hán Nôm toàn quốc, ở huyện nhà đã có những nhà thơ, nhà văn được nhiều guyễn Vũ Cụ, Nguyễn Lý, Trần Văn Gia, Đỏ người biết ttới như Đỗ Tông Phát, Nguyễn Bình Thành. Xuất hiện những tác phẩm như Khuê phạm ước ngữ. Tập Lục Dương Đính phủ hước, Long châu thập bắt vình, Mai Hiển thị vẫn của Đổ Tông Phát, Tích chỉ tập, Giản viên xương thì, kinh du tập, Huế kinh thì lục của Trần Văn Gia, Hài ông thi tập của Nguyễn Vũ Cư. Anh Viên thì tập của Đỗ Bình Thánh. Cùng một số tác phẩm thuộc thể ký sự như: Công du tạp ký, An Mô nha lục, Hoe Anh thư cáo của Trần Văn Gia…
Văn học dân gian phát triển dưới nhiều thể loại khác nhau. Tục ngữ, phương ngồn đến ca dao, vẻ, hát của đình nhân dân đã truyền miệng hàng loạt thơ ca nói lên sự tích mở đất, địa giới làng xã, phong cảnh, đặc sản địa phương. kinh nghiệm sản xuất, các ngành nghề, sinh hoạt xã hội, quan hệ nam nữ, gia định vv. đặc biệt những bài thơ, bài phủ ca ngợi người anh hùng của mình như Trần Hưng Đạo, về Ba Vành. Truyền khẩu các giai thoại "Ba mô, chín miếng", "Chiêng Cát Giả, mà thuyền chải", sự tích các bà chủa, các nhân vật như ông Phụng Hoà, Quận Mèo...
Văn học trào phúng phát triển dưới dạng truyền miệng, sáng tác các chuyên tiểu lâm chê cười, mia mai, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội như đầu tranh chống phong kiến, bóc lột, không chỉ bằng bạo lực mà còn cả trên mặt trận văn học. Tháng 10/1829, triều Minh Mạng thứ 10 cẩm phụ nữ mặc váy. Tổng giáo Nguyễn Vũ Cánh đã làm bài tế "Khóc váy có ý nghĩa hài hước, mỉa mai Chiếu chỉ nhà vua sâu sắc.
Thời kỳ này, do ràng buộc của lễ giáo phong kiến nên phụ nữ chỉ “Tề gia, nội chợ” không được đi học, nên không có tác phẩm thành vẫn do phụ nữ sáng tác.
Vào cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, nghệ thuật ở đây tiếp tục phát triển, những công trình xây dựng lớn được bổ sung, tôn tạo to đẹp, hài hoà. Nổi bật là khu vực chùa Lương, qua nhiều lần sửa sang nâng cấp đã trở thành một quần thể Chúa - Đến - Đình - Cầu - Sông - Hồ - Chợ nổi tiếng với kiến trúc chùa trên 100 gian, 40 văn bia đá, 35 bức hoành phi, câu đối. Trong điêu khắc và tạc tượng nổi lên 32 pho tượng phật mang phong cách dân tộc, to dẹp.
Xuất hiện thêm nhiều cầu đá, gọi là “Thạch Kiều" được lắp ghép cả trụ, mố và chân cầu toàn bằng đá, các phiến đá cỡ lớn. Cầu Ngói, chùa Lương được xây dựng từ đầu thế kỷ XVI, đến thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX) đã tu bổ sửa sang hoàn thiện. Cây cầu “Thượng gia hạ trì các trụ bằng đá hình vuông, thân cầu, mặt cầu và lan can 2 bên thân cầu bằng gỗ lim, bộ vì kèo kiểu vì kèo nhà truyền thống của người Việt Bắc Bộ, được đã bởi hai hàng cột gỗ tròn, mài hình mai rùa lợp ngói. Đây là một trong rất ít cầu cổ cùng loại có kiến trúc đẹp còn lại đến ngày nay ở Việt Nam.
Về hội họa, chủ yếu là các loại tranh thờ, các bức phù điều đắp nổi long, ly, qui, phượng, hổ phù. Khảm khắc đồ thờ, kiệu võng ở các đền, phủ, chúa, nhà từ họ tộc...
Làng quê hình thành một số phường chéo, phường động, các ban nhạc nam phục vụ lễ hội. Trong các làng xã trước sân đình, sân chùa, đào hồ lập thuỷ đình thành sân khấu chèo, biểu diễn trong những kỳ vào đám mở hội. Hát sắm, hát trống quân, hát thanh đồng, hát chéo, hát nhà tơ. Vừa hát, vừa mùa: đội đen, bài bông, trồng cây, kéo chữ, tế kên, múa sư tử, múa rồng, mùa phượng, sênh tiền, mùa trống, múa có, múa phường động... làm cho cuộc sống thêm vui tươi và tăng tính cộng đồng.
Hàng loạt bia ký, phả kỷ ở các thôn giáp, đình xã, nhà thờ, dòng họ được biên soạn ghi lại lịch sử mở đất, lịch sử dòng tộc...
Về y học có những thấy thuốc danh tiếng như Trần Thai (1727-1802) hiệu Minh y phủ quân, sau khi làm quan thày thuốc ở huyện "Thanh Vỵ", cụ về mở trường thuốc đào tạo các lang y địa phương. Trần Kinh (1766 - 1822) hiệu Y giảm phủ quân, quan điều hộ (Quan thày thuốc) Trấn Sơn Nam là danh y có công đào tạo nhiều thày thuốc giỏi. Bùi Thúc Trinh (1810 - 1880) thày thuốc giỏi, ông soạn các sách y học: Vệ sinh yếu chi, vệ sinh mạch quyết, điểm trai y môn tạp bệnh toát yếu. Trần Nghị (1777 - 1822) vừa làm thuốc vửa soạn sách. Y phổ thi văn, Y lâm tập nghiệm...
Ngoài những thợ đúc vàng, chạm bạc xuất hiện một số thợ thủ công cơ khí sửa chữa nhỏ...
Nhìn chung cho đến giữa thế kỷ XIX, công cuộc doanh điền, kiến ấp ở Hải Hậu đạt nhiều kết quả. Vùng đất khẩn hoang đã tương đối ổn định, tạo cơ sở cho kinh tế, văn hoá có điều kiện phát triển hơn các thời kỳ trước.
Do đó, năm 1862, Vua Tự Đức ban tặng Quần Anh “Mỹ Tục Khả Phong" và năm 1867, là “Thiện Tục Khả Phong".
d. Tình hình xã hội và các phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột
Cũng như các làng xã Việt Nam dưới thời Nguyễn, nông thôn Hải Hậu chia thành hai giai cấp rõ rệt: Thống trị và bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm các quan chức, thơ lại, các chức dịch từ làng xã trở lên trong hệ thống chính quyền phong kiến và giai cấp địa chủ. Quan lại và các chức dịch địa phương (với cách gọi chung là cường hào), khi đất đai khẩn hoang mở rộng, lập thêm nhiều thôn ấp, làng xã thì số này ngày một đông. Họ có cơ nghiệp bao gồm nhà cửa, vườn, ruộng rộng rãi. Do vị thế của mình trở thành lớp người đối lập với nhân dân, hạch sách, bóc lột nhân dân. Tuy vậy, trong số họ cũng có những người được bổ nhiệm quan chức bằng con đường khoa bảng, nho học, giữ được tiết thảo, thanh liêm, trung thực, biết lo lắng cho cuộc sống nhân dân, sự ổn định của xã hội.
Đến giữa thế kỷ XIX giai cấp địa chủ đã trở thành một lực lượng đông đào, có thể lực và quyền uy ở làng xã, là vùng đất mới khẩn hoang, chủ yếu là đất tư điển, có nhiều địa chủ lớn chiếm hữu hàng nghìn mẫu rông. Đây chính là cơ sở xã hội của chính quyền nhà Nguyễn ở địa phương. Địa chủ luôn dựa vào quyền lực của cường hào, chúng cấu kết với nhau chặt chẽ để tồn tại.
Giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Nông dân nông thôn hầu hết là tá điền. Đất đai càng mở rộng thì tầng lớp tả điền cùng với gia quyền họ về đây ngụ cư, cấy thuê, cấy rẽ càng tăng lên.
Đời sống nhân dân, tuyệt đại đa số là nông dân có rất ít ruộng đất để cấy cấy, sinh sống. Những người cấy ruộng công được quân điển rất ít lại vừa xa, vừa xấu, nhiều người phải làm thêm nghề đăng đó, mò cua bắt ốc, hoặc chạy vạy buôn bán ở các chợ làng, chợ huyện, hoặc làm thủ công, chịu mọi tai hoạ của tự nhiên, mọi thiệt thỏi bất công của xã hội. Dưới triều Nguyễn chế độ bình dịch và công tượng khá nặng nề, nhân dân phải gánh chịu mọi thứ thuế má, sưu dịch.
Về thuế ruộng, nhà Nguyễn phân khu vực để đánh thuế, các loại ruộng đất đều phải chịu thuế. Ruông công hạng một phải nộp 80 thâng thóc, loại hại 56 thăng, loại ba 33 tháng. Ruộng tư điền hang một 26 thăng thóc, loại hai 20 thăng. loại ba 13 thăng. Ngoài ra mỗi mẫu phải nộp thêm từ 1 đến 3 tiến cho chức dịch địa phương. Những năm mất mùa nhà nước thường cho miễn giảm hoặc cho nợ thuế. Nếu thiếu thuế lâu ngày phải nộp thay bằng tiền (đại nạp).
Thuế nhân đình nộp theo hạng người, mức thuế từ 3 đến 4 tiền đến 1 quan 8 tiền. Quy định thỏc nộp thuế phải thật khô tốt, thóc hơi ẩm, còn lẫn thóc lép đều không được nhận.
Theo quy định, mỗi năm một dân đình phải chịu 60 ngày lao dịch, trong thực tế những năm nhà Nguyễn xây dựng kinh thành, dính thư, hành cung nhân dân ở đây cũng phải cất cứ người vào tận Huế tham gia rất cực khổ.
Thiên tai mất mùa thường xuyên, nhất là những trận bão biển nặng nề, đáng kể là trận bão “vỡ cây nước” biển Đông vào năm 1838, nước dâng cao ngập mặn đồng ruộng, nhà đổ, người chết... nhiều thôn xóm ven biển nhân dân xiêu tân.
Nhiều đợt dịch tả lớn gây tổn hại nhiều người, chẳng hạn năm 1820 dịch phát từ mùa Thu sang Đông làm Bắc Kỳ chết 54.000 người, năm 1840 dịch tả lại làm chết 67.000 người, trong đó có đồng bào ven biển quê ta.
Với tỉnh cảnh ấy, năm 1854, Tự Đức trong lời dụ của mình đã phải thốt lên: "Bệnh dịch mới yên, đại hạn lại tiếp, mất mùa liền mấy năm, thóc lúa không thu được dân đôi gầy mòn...". Vụ đói 1856 - 1875 làm rất nhiều người chết đới, Nhà nước phải mở kho thóc phát chẩn, cho vay, vận động các nhà giàu cho vay thóc không lấy lãi.v.v...
Biết bao người tham gia khẩn hoang, rồi lại phải trở thành tá điền, cuộc sống cơ cực không lối thoát, chứa chất căm thủ vua quan nhà Nguyễn và bọn địa chủ tàn ác, họ đã nổi dậy.
Trước tình trạng nông dân không có ruộng cầy, vào thời Thiệu Trị (1841 - 1847) ở Quần Anh Trung có các ông Nguyễn Đình Đa, Nguyễn Văn Nguyên, Trần Văn Lực đã đổi nhau vào tân kinh đô Huế tố cáo sự ẩn lậu đình điền của bọn cường hào địa phương, xin được đổi ngạch tư điển sang quan điền quân cấp, theo chế độ cứ ba năm một lần chiếu số ruộng đất, dân đình chia cho đều. Lúc đó, Nguyễn Quang Chiêu làm Tiên chỉ cùng với Lý trưởng Lê Quản, Phó lý Trần Kỳ cùng một số địa chủ hết sức khiếu nại, xin được vẫn giữ nguyên chế độ tư điển quân nghiệp như cũ. Triều đình bác đơn của các ông Nguyễn Đình Đa, nhưng bắt địa phương phải theo tam đẳng điền mà nộp thuế thóc.
Dưới triều Nguyễn các cuộc nổi dậy chống triều đình diễn ra liên tục, trên khắp các địa bản, chủ yếu là các cuộc khởi nghĩa nông dân. Ở địa bàn Nam Đình, năm 1807, nông dân phủ Thiên Trường vảy phủ thành, giết chết viên trì phủ. Năm 1808, Hào mục hai phủ Thiên Trường, Nghĩa Hưng sôi nổi hưởng ứng phong trào do Xiển Văn cầm đầu. Vào cuối thời Gia Long, đầu thời Minh Mệnh lại có cuộc nổi dậy của Vũ Đình Lục, Đặng Trần Siêu - Nguyễn Thế Chung, ảnh hưởng lớn tới địa phương đó là khởi nghĩa Phan Bá Vành, đây là cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu nhất ở Sơn Nam Hạ.
Phan Bá Vành là người làng Minh Giám, tổng Lịch Bải, huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương, Trần Sơn Nam Hạ, sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, làm nghề nuôi và bản cả giống. Ông là người mưu lược, trí dũng, có sức khỏe phi thường. Từ 1821, ông đã tập hợp quản, sau một thời gian chuẩn bị, năm 1826 Phan Bá Vành chính thức phát động khởi nghĩa. Địa bản hoạt động buổi đầu của nghĩa quân là vùng ven biển Giao Thủy rồi lan nhanh ra hầu hết các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ. Nghĩa quân đã đánh nhiều trận lớn gây thiệt hại nặng cho quân triều đình. Triều đình phải tập trung lực lượng quân tỉnh nhuệ đến đàn áp. Khoảng đầu năm 1827, nghĩa quân lui về vùng Trả Lũ hoat động quyết định xây căn cứ Trà Lũ thành pháo đài cố thủ chống lại quân triều đình, đại bản doanh được đặt tại thôn Phú Nhai.
Giữa lúc khởi nghĩa Phan Bá Vành gây được thanh thể lớn ở vùng duyên hài, thì triều đình định kỳ duyệt tuyển để điều tra dân số, phân loại nhân đỉnh, kiểm kê ruộng đất bố thuế và bắt lính, bắt phu. Thế theo lệ của nhà Nguyễn, nơi nào không đúng, dù thiểu hay thửa đình điền đều phải chịu tội, nhân dân ba xã Quần Anh đã cùng thề nguyền: "Tổ đinh trận tiền, tổ điền tuyệt tự” cam kết không được tiết lộ bí mật ruộng đất dôi dư.
Năm 1827, nhân dân Quần Anh Trung đã bí mật sang căn cứ Trả Lũ mới nghĩa quân Phan Bá Vành về địa phương ăn tết Đinh Hợi để làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chống triều đình dự định duyệt tuyển tại xã. Chiều 18 tháng giêng (Âm lịch) Phan Bá Vành dẫn quân theo đường thủy bộ về đóng quân ở khu vực cầu Đông. Nhân dân vui đón nghĩa quân chẳng khác gì ngày hội. Ở lại xã 2 đêm 1 ngày, Phan Bá Vành đã lệnh phá kho thóc nhà giầu chia cho dân nghèo, đốt văn khổ, văn tự xoà nợ địa chủ, sau đó nghĩa quân rút về căn cứ. Để tránh sự ngờ vực của triều đình, viên phó tổng Quần Anh tổ chức lực lượng vớ đuổi đánh. Thấy nghĩa quân bỏ chạy, y sai đánh thất làm cho Vành nổi giản đốt cháy hơn 100 nóc nhà và làm một số người thương vong.
Sau đó tháng 2/1827, cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành bị đàn áp thất bại. Đây là cuộc khởi nghĩa của phong trào nông dân có quy mô lớn và phạm vi rộng. kéo dài nhất thế kỷ XIX (tồn tại 6 năm). Ghi nhớ sự kiện này, nhân dân Quần Anh đặt ca dao:
“Trên trời có ông sao tua
Cầu Đông, bến Đá có vua Bá Vành"
Như vậy, thời gian này tình hình xã hội ở trong tỉnh trạng rối ren, phức tạp và đầy khó khăn. Trong lúc nhà Nguyễn phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi trong nước thì lợi dụng sự khủng hoảng suy vong của vương triều Nguyễn, ngày 01/9/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công vào của biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược đất nước ta.
Mùa thu năm 1859, Hoàng Giáp tiến sỹ Phạm Văn Nghị, đốc học Nam Định đã gửi: "Trà Sơn kháng sớ” đến vua Tự Đức để bày tỏ nguyện vọng quyết tâm kháng chiến của sĩ dân Nam Định và đề nghị cho phép ông lập một đôi nghĩa bình vào chiến trường đánh giặc.
Các Nho sỹ Quần Anh, nhiều người vẫn trước đây là học trò Phạm Văn Nghị đã hăng hái ghi tên nhập ngũ vào đội quân 365 nghĩa sỹ. Đoàn quân của Phạm Văn Nghị chia thành ba đạo, bảy đội Đích thân Phạm Văn Nghị chỉ huy trung quân. Nhân dân Hải Hậu đã cùng với nhân dân toàn tỉnh đóng góp hàng vạn quan tiền để mua sắm vũ khí lương thực cho nghĩa quân. Ngày 22/02/1860, Nghĩa sỹ Nam Định xuất quân, ngày 21/3/1860 tới Huế, lúc này quân Pháp rút khỏi Đà Nẵng, chuyển hướng vào phía Nam. Phạm Văn Nghị cùng nghĩa quân xin được tiếp tục vào Nam đánh giặc, nhưng không được vua Tự Đức chấp thuận, buộc phải trở về quê hương Hành động nghĩa cử của đoàn quân Nam tiến đã biểu thị tấm lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết dân tộc chống giặc ngoại xâm của nhân dân quê hương cũng như nhân dân Nam Định.
Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp nổ súng xâm lược, phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, thi bọn vua quan phong kiến đã phản bội quyền lợi nhân dân và Tổ quốc, ký hàng ước 05/6/1862, cắt đứt ba tỉnh miền Đông dâng cho giặc. Thừa cơ Pháp đánh chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, rồi tiến hành đánh chiếm Bắc Kỳ. Trưa ngày 11/12/1873, Thánh Nam rơi vào tay quân Pháp lần thứ nhất. Gặp phải sư kháng cự quyết liệt của quân dân Nam Định, sau một thời gian chiếm giữ buộc chúng phải rút khỏi thành Nam Định Ngày 27/3/1883, chúng tổ chức lực lượng đánh chiếm thành Nam Định lần thứ hai, mặc dù có tinh thần chiến đấu cao, sẵn sàng xả thân vì sự tồn vong của thành song quân địch có vũ khí và hoá lực mạnh nên khoảng 2 giờ chiều quân Pháp đã chiếm được thành Nam Định. Trong khi nhân dân các tổng trong địa phương cũng nhân dân Nam Định sôi sục khí thể đánh Pháp, thị vua tôi nhà Nguyễn lại đó đỡ và cuối cùng đã đi tới quyết định kỳ hoà ước Hác-Măng (Harmand) ngày 25/8/1883 và điều ước Pa-to-nốt (Patenôtre) ngày 06/6/1884. Theo đó, về cân bán nước ta đã mất quyền độc lập, tự chủ trên phạm vi cả nước, triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, mọi việc chính trị, ngoại giao, kinh tế đều đó người Pháp khống chế và nắm giữ từ đây.