Từng bước phát triển lực lượng, chống địch càn quét chiếm đóng, xây dựng vùng du kích tiến lên giải phóng quê hương (10/1949 - 6/1954)
CHƯƠNG III: HẢI HẬU TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)
4. Từng bước phát triển lực lượng, chống địch càn quét chiếm đóng, xây dựng vùng du kích tiến lên giải phóng quê hương (10/1949 - 6/1954).
a. Xây dựng cơ sở kháng chiến, đấu tranh trong thời kỳ địch chiếm đóng (10/1949 đến 2/1952)
Sau chiến thắng Thu Đông 1947 của ta. Việt Bắc "Thủ đô kháng chiến" được giữ vững. Ta tiếp tục giải phóng thêm nhiều vùng đất đai, đẩy quân xâm lược Pháp vào thế sa lầy, Đế quốc Mỹ lợi dụng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.
Để xoay chuyển tinh thế, ngày 13/5/1949 Chính phủ Pháp cứ tưởng Revers, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp sang Đông Dương nghiên cứu tình hình và đặt ra một kế hoạch mới mang tên kế hoạch Rove, nội dung cơ bản là: Mở rộng phạm vi chiếm đóng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, phong tỏa biên giới Việt - Trung, tăng cường xây dựng lực lượng cơ động càn quét, mở những đợt tiến công lớn, củng cố ngụy quyền làm công cụ, tiếp tục thực hiện chính sách "Dùng người Việt đánh người Việt".
Trung tuần tháng 10/1949, thực hiện kế hoạch Rove địch tập trung ba bình đoàn cơ động mở cuộc hành quân Ăng tơ ra xin (Angtheracil) đánh vào 6 huyện phía Nam Nam Định, chúng coi đây là một trong những điểm đột phá vì đây là vùng đất phi nhiêu, dân cư đông đúc, lại là vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở miền duyên hải Bắc Bộ, xung quanh có biển Đông, sông Hồng, sông Ninh, sông Sò, sông Đáy bao bọc, thuận tiện cho địch dùng thuỷ, lục, không quân tiến công chiếm đóng. Chúng nêu chiêu bài chống Cộng, “Giải phóng đất Thánh", giành "tự do Công giáo” nhằm che đây hành động xâm lược.
Huyện Hải Hậu đã mở hội nghị Quân - Dân - Chính - Đảng triển khai thực hiện một số biện pháp đối phó với âm mưu và thủ đoạn nham hiểm của địch.
Ngày 05/11/1949 quân Pháp từ Xuân Trường đánh sang Trung Thành, lấy đó làm bàn đạp đánh vào Hải Hậu. Ngày 07 và 08 tháng 11/1949, địch từ Trung Thành theo đường số 21 kéo xuống Đông Biên, nhưng cả 2 lần chúng vừa đến đầu chợ Cầu Đôi đã bị đại đội 26 phối hợp với du kích các xã trong vùng chặn đánh quyết liệt, hơn 100 tên bị tiêu diệt, buộc chúng phải lui lại Trung Thành.
Ngày 13/11, địch từ Trung Thành kéo xuống chợ Cầu lại bị tiểu đoàn 605 phối thuộc cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích phục kích, tiêu diệt hơn 200 tên.
Bị thất bại liên tiếp ba trần tại Cầu Đôi, địch củng cố và tăng cường lực lượng tiến công ồ ạt. Từ 16/11, chúng cho máy bay ném bom tàn phá hết sức dã man, chia quân làm ba mũi đánh vào Hải Hậu.
Mũi chính diện từ Trung Thành kết hợp với mũi từ Thức Hoa (Giao Thủy) thọc xuống. Ở phía Đông Nam, từ tầu biển đổ bộ lên Văn Lý rồi hành quần càn ngược đọc đường số 21, 56, đường chợ Cồn - Ninh Mỹ. Chúng cho máy bay ném bom bừa bãi xuống những nơi nghi có bộ đội, chủ lực ta phải phân tán, đối phó nhiều nơi.
Giặc đi đến đâu cũng bị quân dân ta chặn đánh dữ dội. Ngày 17/11, địch vào chợ Cồn, du kích Tân Anh tiêu diệt 27 tên, ngày 18 chúng hành quân từ chợ Cồn qua Ninh Mỹ, tiểu đoàn 605 đón đánh tiêu diệt 76 tên. Ngày 19 du kích Phúc Anh đánh mìn tiêu diệt 16 tên trong toán quân lên đóng Tứ Trùng Nam, Liên tiếp bị thua đau, chúng tăng cường lực lượng chia thành nhiều mũi, thực hiện thọc sâu, bao vây, chia cắt.
Do thiểu kinh nghiệm chiến đấu, ta bị dồn vào thế bị động, lúng túng, liên lạc gián đoạn, ba thứ quân không phối hợp được chặt chẽ. Bộ đội chủ lực vừa mới về, chưa quen địa hình, khi bị chia cắt không liên hệ được với lực lượng tại chỗ nên ngày 14/11 phải rút khỏi Hải Hậu, lực lượng du kích tập trung huyện cũng bị tổn thất đáng kể, ngày 26/11 đại đội 26 của tỉnh, các cơ quan tỉnh trước đây sơ tán về Hải Hậu và nhiều xã phải vượt sông Ninh Cơ sang Trực Ninh, nhân dân cũng tản cư ra khỏi huyện khá đông.
Trước tình hình đó, huyện quyết định để lại một bộ phận lãnh đạo bám đất, bám dân hoạt động bí mật, một bộ phận sang Trực Ninh để giữ liên lạc với tỉnh, một bộ phận sang Thái Bình để bảo toàn lực lượng, tập hợp cán bộ, quần chúng chuẩn bị khi có điều kiện trở về hoạt động.
Hoàng Quỳnh, một tên phản động đội lốt Thiên chúa giáo trở lại Hải Hậu, đến các xứ tập hợp giáo dân, vu cáo Việt Minh phá đạo, dựng nên cái gọi là “Công giáo tự trị". Pháp đánh chiếm tới đâu, bọn này lĩnh vũ khí tới đó. Chúng biến mỗi nhà thờ, mỗi làng xóm thành một đồn bốt, tổ chức canh gác bắt bớ, tra tấn, chém giết cán bộ, du kích, cướp bóc nhân dân, khoét sâu mối hiềm khích lương giáo.
Cuộc cân Ăng tơ ra xin tuy quân Pháp chịu tổn thất nặng nề nhưng cuối cùng chúng chiếm được Hải Hậu, đến cuối tháng 12/1949 chúng rút, để lại nhiệm vụ bình định cho ngụy quân, ngụy quyền. Những nơi đồng bào đi lương chúng đưa vào bọn cường hào, địa chủ có nợ máu với cách mạng lập hội tề. Nơi đồng bào giáo dân chúng lập ra 17 trung đội “Tự vệ công giáo” là lực lượng vũ trang phản động tại chỗ, phần lớn do bọn phản động khoác áo tu sỹ chỉ huy ngụy quân để làm tay sai cho giặc.
Toàn huyện Hải Hậu chúng chia làm 2 miền, mỗi miền do một Quận bộ tự vệ Công giáo chỉ huy. Miền Bắc lấy xứ Quần Phương, miền Nam lấy xứ An Bài làm trung tâm. Huyện Hải Hậu đổi thành quận Hải Hậu thuộc “tỉnh” Bùi Chu tự trị.
Từ đây bắt đầu một thời kỳ đau thương, uất hận mà nhân dân Hải Hậu thường gọi là thời kỳ "2 năm, 4 tháng".
Địch chiếm Hải Hậu, cơ quan đầu não huyện sơ tán sang Thái Bình, kịp thời tập hợp cán bộ, ổn định tư tưởng, chăm lo đời sống cho đồng bào tản cư, chuẩn bị trở về khi có điều kiện. Cán bộ, đảng viên và nhân dân lợi dụng sơ hở của địch nhanh chóng trở về gây lại cơ sở, phá tề, trừ gian. Trung đội 160 được đồi tên là đội vũ trang tuyên truyền do Ông Trần Văn Chử phụ trách.
Đêm 25/3/1950, đội tuyên truyền vũ trang đã đột nhập liền 10 điểm canh diệt một số tay sai gian ác. Đến tháng 4/1950, lực lượng du kích đã phục hồi bằng nửa số có trước khi địch chiếm. Các Uỷ ban hành chính kháng chiến lần lượt trở về địa bàn, cơ sở mới bắt đầu được phục hồi, các hoạt động còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có kế hoạch lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi cải thiện đời sống, chống nộp thóc thuế cho giặc. Các xã Trung Nam và Phan Chu Trinh đã mở lại lớp Bình dân học vụ cho nhân dân học tập.
Cuối tháng 4/1950, quân Pháp mở cuộc hành quân Đa Vit 2 tấn công chiếm nốt vùng tự do còn lại của Nam Định. Ở Hải Hậu chúng tăng cường quân từ Bùi Chu về lùng bắt cán bộ, du kích.
Từ tháng 5/1950, địch cải tổ và tăng cường bộ máy ngụy quyền các cấp với cái tên mới là "Ban quân chính". Các "Đội tự vệ công giáo" nay đổi tên là "Dân vệ".
Từ 18 đến 25 tháng 2/1950, ta mở đầu tuần lễ phá tề. Đội vũ trang tuyên truyền phục kích diệt tề, diệt chỉ điểm, chống nộp thuế cho địch rầm rộ khắp trong huyện. Lực lượng vũ trang ta tổ chức tuần hành, thị uy, rải truyền đơn, treo cờ, kẻ khẩu hiệu, viết thư cảnh cáo tề, chỉ điểm, quấy rối đồn bốt địch.
Qua ba thàng đấu tranh sôi nổi, ta đã giải tán được nhiều Ban quân chính thuyết phục được 10 Ban, 17 chỉ hiểm, diệt 3 tên tề ác, 1 chỉ điểm, lập lại chính quyền ở 13 xã toàn huyện. Lập lại bạn chỉ huy thôn đội ở 47 thôn. 70% cơ sở du kích trong toàn huyên được phục hồi.
Thực dân Pháp lợi dụng công giáo, biến một số nhà thờ thành đồn bốt thành lập ở 35 nhà xứ có linh mục lực lượng dân vệ, mỗi nơi có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội. Đồn trường Trung Phương là Vũ Đức Khâm, một tên phản động khoác áo linh mục ngông cuồng tuyên bố sẽ diệt bằng hết Việt Minh, chỉ sợ không đủ đất chốn, thực hiện "Càn thanh, quét càn, diệt công". Tại cầu tre qua sông Ngòi Cau ở làng An Phú, y và tay chân đã tra tấn đến chết, hoặc chặt đầu mổ bụng gần 400 cán bộ, du kích và nhân dân yêu nước rồi vất xác xuống sông. Từ đó, nhân dân trong vùng gọi cầu tre An Phú là "Cầu Uất hận".
Thực hiện âm mưu "Công giáo hóa toàn miền”, chúng đập phá nhà chùa, tượng Phật, bắt cải lương tòng giáo.
Sau các cuộc càn quét khốc liệt, địch tưởng như đã hoàn thành mục tiêu chiếm đóng. Ta lợi dụng thời cơ, du kịch, bộ đội huyện cũng phối hợp với hộ đội địa phương tỉnh, đến ngày 06/02/1951, bao vây vị trí Trùng Phương, vừa tiến quân, vừa địch vận, khoảng nửa đêm ta nổ súng công đồn diệt trung đội dân vệ gian ác, bắn trọng thương đồn trường Vũ Đức Khâm, giải phóng cho trên 100 cán bộ, du kích, đồng bào bị chúng giam giữ. Sáng ngày 07/02 địch kéo 1 đại đội từ bốt Văn Đàn xuống cứu ngụy cho đồn Tứ Trùng, ta phục kích tại chợ Mới tiêu diệt 50 tên, thu nhiều vũ khí, địch hoảng loạn tháo chạy về bắt Vân Đàn.
Trận đánh đồn Khâm thắng lợi, nhân dân toàn huyện phấn khởi, phong trào chiến tranh du kích được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì, khôi phục, phát triển cơ sở cách mạng.
Từ ngày 11 đến 19/02/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã họp, đề ra đường lối đưa cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đến toàn thắng. Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam. Lúc này Đảng bộ Hải Hậu đã phát triển có tới 500 đảng viên, hầu hết các làng xã không nơi nào không có chỉ bộ lãnh đạo.
Hải Hậu là nơi bị địch o ép mạnh nên vừa coi trọng lãnh đạo sản xuất bảo đảm đời sống, vừa tăng cường đấu tranh đòi địch miễn thuế, không chịu chụp ảnh làm thẻ căn cước để chúng quản lý nhân, hộ khẩu.
Ngày 11/01/1951, địch tập trung lực lượng cơ động đánh ra Hòa Bình, nhân thời cơ địch sơ hở ta đưa 2 trung đoàn của Đại đoàn 320 và Trung đội 46 vào hậu địch Nam Định để mở khu du kích và căn cứ du kích.
Ngày 08/01/1952, ta nổ súng đánh bắt Văn Đàn đồng thời nhất tề quân dân toàn huyện nổi dậy tiến công bao vây ngụy quân phá rã ngụy quyền.
Tuy chưa nhổ được bốt Văn Đàn nhưng đã tiêu hao được một bộ phận sinh lực địch. Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương cùng dân quân du kích phục kích địch từ Bùi Chu về tiếp sức cho Văn Đàn. Tại chợ Cầu ngày 10/01 ta tiêu diệt gọn đại đội 15 thuộc trung đoàn Âu Phi thứ hai, bắt sống 46 tên làm cho tề ngụy hoang mang rệu rã. Ta thu được vũ khí trang bị cho du kích, tăng cường sức chiến đấu cho lực lượng địa phương.
Sau khi triệt phá hầu hết ngụy quân, ngụy quyền ở cơ sở, ta huy động lực lượng bao vậy các vị trí Ninh Cường. Cầu Đen, Vân Đàn, còn lại thực hiện và chỉ đạo tác chiến “Vây đồn diệt viện”. Lực lượng vũ trang của ta bao vây, bắn tỉa, nhân dân làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của chúng, cắt đứt mọi nguồn tiếp viện, đẩy địch vào chỗ khốn đốn. Ngày 03/02, địch phải nút khỏi bắt Cầu Đen (Hải Ninh), 19/02 rút khỏi bốt Ninh Cường. Ngày 04/3/1952, quân ta tiêu diệt vị trí Văn Đàn, diệt và bắt 105 binh sỹ và sỹ quan (trong đó có 1 sỹ quan Pháp) ta thu toàn bộ vũ khí, quân dụng.
Chỉ trong không đầy 2 tháng kể từ ngày ta nổ súng cho đến ngày ta nhổ được bốt Văn Đàn, quân dân huyện nhà dưới sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực đã nhổ sạch 28 vị trí do gần 800 ngụy binh và dân vệ chiếm đóng, xóa bỏ 15 đội hương dũng gồm 300 tên, phá rã hoàn toàn 64 ban tề trong toàn huyện, thu trên 500 vũ khí các loại.
Hải Hậu sau 2 năm 4 tháng bị địch chiếm đóng, nay đã nằm trong khu du kích liên hoàn gồm phần lớn các huyện miền Nam tỉnh, nối liền với các huyện mới được giải phóng miền Bắc tỉnh. Phong trào kháng chiến ở Hải Hậu chuyển sang giai đoạn mới.
b. Củng cố, mở rộng và bảo vệ khu du kích, chống địch càn quét, giải phóng quê hương (3/1952-7/1954):
Sau chiến thắng bắt Văn Đàn, hệ thống ngụy quân, ngụy quyền của địch nhanh chóng bị ta phá rã.
Tranh thủ thời gian có lợi, ta gấp rút xây dựng lực lượng mọi mặt, giữ vững và xây dựng khu du kích, xây dựng khối đoàn kết lương- giáo, hoàn thành thu thuế nông nghiệp, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tăng cường công tác cải tạo tề đông và địch vận, chuẩn bị mọi mặt chống địch càn quét, tiến hành chỉnh đốn tổ chức từ cơ sở tới huyện.
Ngày 23/02/1952, các xã ở phía Bắc huyện có địa bàn rộng, dài được chia tách cho phù hợp với điều kiện kháng chiến:
- Xã Quần Anh chia làm 2 xã Quần Anh và Phương Anh.
- Xã Trung Nam chia làm 2 xã Trần Phú và Hoàng Nam.
- Xã Quần Phương chia làm 2 xã Quần Phương và Tân Anh.
Các đoàn thể nhân dân tiếp tục được kiện toàn, cùng cố tăng thêm nhiều đoàn viên, hội viên có tổ chức đều khắp các xã trong huyện. Nhân dân bình chọn những người đủ tiêu chuẩn động viên xung phong tòng quân. 700 thanh niên bổ sung vào bộ đội địa phương và quân chủ lực, số còn lại bổ sung cho 4 trung đội bộ đội huyện. Các xã phát triển lực lượng bán vũ trang, đến đầu năm 1952 số du kích toàn huyện đã lên tới trên 2 nghìn người, tăng gần 2 lần so với cuối năm 1951.
Huyện tổ chức hội nghị công giáo kháng chiến lấy tên là: “Hội nghị gia đình công giáo yêu nước, sáng danh chúa" ngăn chặn luận điệu phản tuyên truyền và trấn áp bọn phản động có phân biệt.
Về kinh tế: Ta đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm, khai hoang phục hóa, giảm tức, động viên nhân dân nộp thuế nông nghiệp. Năm 1952 đã phục hóa trên 1.000 mẫu ruộng của bọn Việt gian, phản động bỏ hoang. Cấp 1.311 mẫu ruộng cho 1.708 nhân khẩu ở xã Liên Tiến... Giúp thợ thủ công phục hồi 200 khung dệt vải hẹp, diêm dân sửa ô nề, ổn định sản xuất muối. Huy động nhân lực đắp đê phòng chống bão lụt, làm thủy lợi, cải tạo đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật, nâng cao năng suất cây trồng.
Những kết quả trên đã từng bước ổn định đời sống nhân dân, góp phần xây dựng và củng cố khu du kích.
Ngày 20/9/1952, các xã trong huyện đều thống nhất mang chữ "Hài" đứng đầu. Một số xã có sự thay đổi tên gọi như sau:
- Xã Quần Anh đổi tên là xã Hải Anh.
- Xã Phương Anh đổi tên là xã Hải Đường.
- Xã Trần Phú đổi tên là xã Hải Trung.
-Xã Hoàng Nam đồi tên là xã Hải Long.
- Xã Quần Phương đổi tên là xã Hải Phương.
- Xã Tân Anh đổi tên là xã Hải Tân.
- Xã Tứ Mỹ đổi tên là xã Hải Triều.
Tổ chức chính quyền các xã tiếp tục được kiện toàn, trong xã, các thôn có Ủy nhiệm thôn, các xóm có Trưởng xóm, Thôn đội dân quân và Công an viên.
Đúng như nhận định của ta, từ tháng 11/1952 máy bay, tàu chiến dịch tăng cường hoạt động thăm dò, thám thính, nghi binh, bọn phản động tổ chức đường dây bí mất thúc ép thanh niên công giáo lên Bùi Chu, đi Phát Diệm ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, thực phẩm tiếp tế cho giặc.
Ngày 01/12/1952, địch tập trung lực lượng gồm 21 tiểu đoàn, 50 pháo lớn, 550 xe cơ giới các loại, 22 máy bay, 8 tàu chiến, lấy tên là cuộc càn Bơ tơ ta nhơ (Bretagne) càn quét miền nam Nam Định.
Ngày 23/12, địch bắt đầu càn vào Hải Hậu. Phía Bắc chúng đánh xuống Đông Biển, phía Nam địch dùng tàu chiến đổ bộ lên Vân Lý, Xương Điền, Tang Điền, càn dọc tuyến biển từ Hạ Trại đến Xuân Hà, theo kế hoạch chung tiến quân nhanh, ép ta từ 2 phía, hỏng "cắt vó" lực lượng ta.
Nhờ có chuẩn bị đối phó tích cực, ta đào nhiều hầm, hồ bí mật, phân tán, cắt đầu thóc lúa, của cải. Chỉ riêng xã Hải Xuân bảo vệ được 300 tấn thóc thuế nông nghiệp nên hạn chế được thiệt hại.
Ở Hạ Trại, xã Hải Triều, ngày 24/12/1952, bọn phản động đã huy động gần 100 tên đồng đảng nổi lên phiến loạn, với vũ khí chủ yếu là dao phay, dao rựa và bị do, bị ớt tấn công ta.
Du kích xã Hải Triều cùng xã Hải Xuân đã phối hợp dẹp tan, giải thoát cho những người bị chúng bắt, cấp cứu người bị thương, truy bắt 15 tên cầm đầu hung hãn. Địch càn quét huyện nhà đi đến đâu cũng bị bộ đội, dân quân du kích chặn đánh nên ngày 27/12/1952, buộc phải rút nhanh, càn ngược lên các huyện Trực Ninh, Nam Trực, không đóng lại được vị trí nào.
Không cam chịu thất bại, năm 1953 Pháp cử tướng Nava sang Việt Nam thực hiện kế hoạch bình định 18 tháng. Âm mưu của chúng. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt hại người Việt. Ở đồng bằng lấy “Tỉnh" Bùi Chu làm trọng điểm bình định, làm nơi thực nghiệm xây dựng và sử dụng khinh quân.
Sau trận càn Bờ rơ ta nhơ địch đã đưa mấy nghìn thanh niên về Bùi Chu huấn luyện, lập được 3 tiểu đoàn khinh quân và một số chi đội “Địa phương quân".
Trước âm mưu của địch, huyện lập kế hoạch chống càn, bố trí cán bộ xuống từng xã chỉ đạo, điều 4 trung đội bộ đội địa phương phối hợp với du kích, thực hiện "Triệt để bám đất, bám dân". Ngày 31/7/1953, địch mở cuộc cán Ta răng te (Taran Taise) với lực lượng gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, có không quân và thủy quân phối hợp bao vây càn quét Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Khi chúng xuất quân đã bị bộ đội ta đánh phủ đầu tại Đỗ Xá diệt hơn 100 tên trong đó có thiếu tướng Gilít (Gillis).
Từ ngày 04/8 đến 10/8, 9 tiểu đoàn địch chia làm nhiều mũi bao vây Hải Hậu, rồi càn sâu vào nội địa. Trên sông Ninh Cơ chúng dùng tàu chiến, ca nô chạy dọc chia cắt Hải Hậu với Nghĩa Hưng, Trực Ninh. Ngoài biển chúng dùng 6 tàu chiến uy hiếp. Lực lượng càn quét chủ yếu là ngụy binh, chúng nêu chiều bài về “Giải phóng cho công giáo", hòng xây dựng ngụy quyền sau khi đã chiếm được đất.
Cuộc càn quét của địch đã sa vào trận địa bày sẵn của ta. Mặc dù chúng có ưu thế về hỏa lực, quân số nhưng đi đến đâu chúng cũng bị bộ đội địa phương và dân quân du kích chặn đánh. Trên đường số 21, bộ đội cùng dân quân các xã trong vùng đánh địch ở chợ Trâu, chợ Cầu. Lợi dụng địa hình, chỉ một tổ du kích xã đã chiến đấu với một trung đội địch suốt từ sáng sớm đến 11 giờ trưa, địch chùn bước không sao vào nổi trại Mắm (nay thuộc xã Hải Hưng).
Tại chợ Đền (Hải Anh) bộ đội địa phương kết hợp với du kích xã tiêu diệt hơn 1 trung đội địch, chúng không thể lui quân được phải cho máy bay lên thẳng xuống lấy xác. Du kích 2 xã Hải Xuân, Hải Triều phối hợp phòng ngự bên bờ sông, bến đò lần dây Kiên Chính, chiến đấu suốt 3 giờ liền. Địch có số đông về hỏa lực mạnh hơn đã phải chịu bó tay, để lại bờ sông 20 xác chết, ngày 28/8, địch phải chấm dứt cuộc càn, cho máy bay, đại bác yểm trợ địch mới vượt qua được sông.
Trong ba tuần cà quét địch đã cướp 170 tấn thóc, trong đó có nhiều thóc thuế nông nghiệp và phá hoại sản xuất. Chúng bắt gần 1.000 thanh niên về Bùi Chu để xây dựng khinh quân. Tuy địch có gây cho ta một số tổn thất nhưng không thực hiện được ý đồ chiếm đóng lại toàn Hải Hậu, phải có lại chốt giữ bốn vị trí Đông Biên, Văn Lý, Tang Điền, Ninh Cường.
Sau khi quân cơ động địch rút, bộ đội địa phương và du kích lại xiết chặt vòng vây, ngày đêm đánh phá, tiêu hao sinh lực địch ở những chốt bọn khinh quân đóng lại.
Để giải toả cho các bốt nói trên, ngày 26/9/1953 địch lại điều 6 tiểu đoàn khinh quân về càn quát vùng phụ cận, quân dân huyện nhà phối hợp với bộ đội tình tập trung lực lượng bẻ gãy hoàn toàn các mũi tiến quân của địch, buộc chúng phải cụm lại 2 bốt Đông Biên và Ninh Cường.
Thừa thắng xốc tới, đêm ngày 28/9 ta tập kích Xương Điền, Vân Lý tiêu diệt một bỏ phân sinh lực địch. Tiếp theo đêm 18 tháng 10 ta tấn công đồn Vân Lý, hai tiểu đoàn khinh quân 701 và 703 của địch bị tiêu diệt gọn. Vô cùng hoảng sợ, bọn địch đóng ở Tang Điền, Ninh Cường bỏ đồn tháo chay về Bùi Chu, đến đây ở Hải Hậu chỉ còn lại quân địch đóng ở bốt Đông Biên.
Trong toàn bộ đợt chống càn Ta răng te, quân dân Hải Hậu đã đánh 168 trận diệt 1.162 tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng, giữ vững vùng căn cứ du kích, góp phần phá sản âm mưu bình định của kế hoạch Nava.
Tuy bị thua đau nhưng địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu cán quét, bình định lấn chiếm. Cuối tháng 11/1953, địch lại huy động 4 binh đoàn cơ động, 4 tiểu đoàn khinh quân, trên 300 xe cơ giới cùng lực lượng khinh quân địa phương mở cuộc càn Bi Dông (BiSin) vào 4 huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Trực Ninh.
Ngày 20/11, 5 tiểu đoàn Bảo Hoàng, 2 tiểu đoàn khinh quân, 1 tiểu đoàn pháo, 40 xe cơ giới, 7 khẩu pháo lớn từ Bùi Chu theo đường số 21 kéo xuống Đông Biên. Với thủ đoạn hành quân nhanh chia cắt nhỏ hòng nhanh chóng bao vây tiêu diệt lực lượng vũ trang và tàn phá cơ sở ta, địch tỏa ra làm 4 mũi theo đường giao thông lớn, rồi lại tách ra nhiều mũi nhỏ tràn qua nhiều thôn xóm. Phát huy thắng lợi các trận chống càn trước, ta chặn đánh những toán giặc đi lùng sục. Ngày 21, bộ đội và du kích xã Hải Long diệt 100 tên ở trại 11. Ngày 22 tại cầu chợ Đền, du kích xã Hải Anh diệt 13 tên, bắn bị thương 22 tên. Địch đóng quân lại cầu Đôi, bộ đội cùng du kích tập kích tiêu diệt gần 100 tên.
Từ 21/11 đến 27/11, địch càn quét, sục sạo nhưng không vực được bọn phản động dậy, không tiêu diệt được lực lượng ta, chúng bị chết 213 tên, bị thương 153 tên, 6 xe cơ giới bị phá hỏng, cuộc càn Bi Dông của chúng bị thất bại.
Vừa đánh giặc vừa lo củng cố hậu phương, tăng gia sản xuất bảo đảm đời sống dân sinh, nuôi dưỡng lực lượng vũ trang “Ăn no, đánh thắng”. Giặc đến ta đánh, giặc đi ta lại tăng gia sản xuất, chính quyền từ huyện đến xã động viên nông dân cầy cấy, chăm bón lúa, thực hiện tạm cấp, tạm giao, giảm tô, tự do đi lại buôn bán. Vụ giáp hạt năm 1953, buộc địa chủ phải cho nông dân vay 120 tấn thóc. Huyện huy động 92 tấn thóc cứu đói, do đó ổn định được đời sống nhân dân. Nhiều xã cấy tăng diện tích từ một vụ lên 2 vụ. Xã Hải Châu cấy tăng 800 mẫu ruộng. Đê kè tiếp tục được củng cố nhất là những nơi xung yếu ven biển.
Đóng góp cho kháng chiến, năm 1953: 1.700 tấn thóc thuế (trong đó 70% tính bằng tiền để tiện việc vận chuyển). Hàng trăm thanh niên tòng quân. Hàng nghìn dân công xung phong đi phục vụ hỏa tuyển.
Đông Xuân 1953 - 1954, ta mở chiến dịch Tây Bắc giải phóng nhiều vùng rộng lớn, lực lượng cơ động của địch bị phân tán. Ta chủ trương đẩy mạnh chiến tranh du kích nhằm giam chân quân cơ động và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
Ở Hải Hậu, cụm cứ điểm Đông Biên do 3 tiểu đoàn khinh quân đóng giữ, được sự hỗ trợ của máy bay, đại bác cố mở những cuộc đột kích ra vùng ven để bảo vệ vị trí, hòng kéo dãn lực lượng ta, bắt người, vét của. Tại Đông Biển chúng bắt dân phải rỡ 21 nóc nhà, san phẳng chợ Đông Biên làm vành đai trắng để kiểm soát.
Sau chiến thắng cuộc càn Bi Dông ta "Thừa thắng xông lên" đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống địch sục sạo, đẩy mạnh công tác địch vận, củng cố, tăng cường bộ đội huyện, dân quân du kích tiếp tục phá đường giao thông, đánh sập cầu Hàng Vàng (Yên Định), cầu Yên Định ngăn cản sự vận chuyển của địch cho bốt Đông Biên.
Ta khép vòng vây nhiều mặt, sang tháng Giêng, tháng hai năm 1954, giặc không giám sục sạo nữa, rút vào cố thủ trong vị trí. Ta kiên trì chiến thuật phục kích, mãi tới 16/01/1954, địch nống ra cướp phá khu chợ Hàng, bộ đội huyện và du kích xã Hải Phương mới nổ súng tiêu diệt được 7 tên, bắt sống 2 tên, bị thương 1 tên.
Tháng 4/1954, huyện chỉ đạo mở đợt tấn công chính trị vào hàng ngũ giặc, vận động gia đình ngụy binh đòi chồng con trở về, không đi lính cho giặc. Có nơi như Xuân Thủy (Hải Xuân), Hải Triều cùng lúc có trên 100 người kéo vào Đông Biên đòi gặp chồng con. Sau lần gặp này hơn 60 người đã bỏ ngũ trốn về với gia đình.
6 tháng đầu năm 1954 đã có 1.219 người trở về, nhưng do bọn phản động dọa dẫm, khống chế, địa phương lại không quản lý, giáo dục tốt nên 795 người lại trốn vào vùng địch chiếm.
Nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, phá hoang trồng thêm hoa màu. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh cá biển và sản xuất muối. Tranh thủ thời gian yên tiếng súng, tăng cường công tác hộ đê, đắp gần 5.000 đê mới, đào vét 8.000 m² sông ngòi, xây mới cống Xương Điền, phòng chống thiên tai lụt bão. Huyện tạm cấp, tạm giao 6.332 mẫu ruộng của địa chủ và Việt gian cho nông dân cày cấy. Giảm tổ 4.018 mẫu ruộng cho 3.378 hộ nông dân, giành lại gần 529 tấn thóc tô của 430 địa chủ các loại.
Với phương châm: Giáo dục phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, đến tháng 4/1954 toàn huyện đã mở được 519 lớp bình dân cho 12.825 học viên học Cuộc vận động vệ sinh phòng bệnh ngày càng trở thành phong trào sôi nổi trong nhân dân 3 vạn người được chúng đậu.
Ngày 07/5/1954, ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm hùng mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Tinh thần thi đua giết giặc lập công của quân dân huyện nhà dâng cao. Dân quân, du kích các xã trong huyện đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ lực thuộc đại đoàn Đồng bằng, gồm 1 trung đoàn bộ binh, tăng cường thêm 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 bộ phân của tiểu đoàn phòng không 535, phối hợp với tiểu đoàn 66, đại đội 28 bộ đội địa phương xiết chặt vòng vây cứ điểm Đông Biên.
Đúng 1 giờ 30 phút sáng ngày 4/6/1954, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm Đông Biên. Sau hơn 10 giờ chiến đấu ác liệt, mặc dù có trận địa phòng thủ kiên cố với một hệ thống đồn bốt liên hoàn, nhưng trước sự tấn công mưu trí, mãnh liệt của quân dân ta, 2 tiểu đoàn khinh quân, 4 đại đội địa phương quân đã phải kéo cờ trắng ra hàng. Vị trí Đông Biên nổi tiếng kiến cố đã hoàn toàn bị tiêu diệt vào lúc 12 giờ trưa ngày 04/6/1954. Ta tiêu diệt 280 tên, bắt sống 640 tên, thu 340 súng các loại, 35 tấn đạn dược và nhiều quân trang, quân dụng. Các chức sắc trong nhà thờ không ai bị thương vong. Thực hiện chính sách tôn giáo của Chính phủ, bộ đội chỉ tập trung hỏa lực tấn công vào đồn giặc, còn khu vực nhà thờ Quần Phương được bảo toàn nguyên vẹn. Sau chiến thắng, ta quản lý nhà Tràng nơi địch đóng bốt, còn nhà thờ vẫn hoạt động tôn giáo bình thường.
Tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Biên, quân dân Hài Hậu có vinh dự góp phần trực tiếp đập nát mắt xích cuối cùng trong vành đai cứ điểm phòng vệ vùng duyên hải Nam Định của địch. Chiến thắng này được ví như một Điện Biên Phủ Đồng bằng, đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp trên quê hương Hải Hậu anh hùng.
Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta nói chung và của quân dân Hải Hậu nói riêng đã giành thắng lợi vẻ vang. Đã đánh 1.169 trận lớn nhỏ, tiêu diệt và bức nút 85 đồn bốt, vị trí dõng vũ trang. Diệt và làm tan rã 7.740 tên địch, phá hủy 13 xe cơ giới.
Nhân dân Hải Hậu đã đóng góp cho kháng chiến 3.753 quân nhân, có 822 liệt sỹ, 300 thương binh, 157 thanh niên xung phong, cùng hàng ngàn tấn thương thực, thực phẩm, muối, cá.
Các xã Hải Hưng, Hải Phương, Hải Trung, Hải Đường, Hải Bắc, Hải Phong, Hải Phú và liệt sỹ Trần Văn Chử được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp.