Khán bản: Thông xướng và Dẫn xướng Tế tổ

- Kính thưa các vị đại biểu !

- Kính thưa các bậc cha chú: các cụ, các ông, các bà, các bác, các chú, các thím, các cô, anh chị em, con cháu nội ngoại Mai Đại tộc !

Được sự nhất trí của Hội đồng Đại tộc, đoàn tế nam họ Mai Đại tộc thay mặt cho toàn họ kính dâng lên tiên tổ tuần tế đầu xuân, cúi xin tiên tổ giáng lâm chứng giám lòng thành của con cháu. Kính mong tiên tổ ban phù cho con cháu trong họ năm được sáng mắt, sáng lòng, vạn sự bình an.

SAU ĐÂY TUẦN TẾ XIN ĐƯỢC BẮT ĐẦU

T.T

Thông xướng (通唱) – Dẫn xướng (引唱)

Diễn giải

I.

 

CHUẨN BỊ NGHI THỨC

0.

Nội ngoại tĩnh túc
內外靜肅

Nhắc nhở các bậc cha chú, anh em, con cháu nội, ngoại của dòng họ lắng đọng tâm hồn thành kính hướng về tổ đường trước khi bắt đầu buổi lễ tế.

1.

Khởi chinh cổ
起鉦皷
- Chinh cổ sơ nghiêm 鉦鼓初嚴
- Chinh cổ tái nghiêm 鉦鼓再嚴
- Chinh cổ tam nghiêm 鉦鼓三嚴

Hai viên Thủ hiệu đi đến 2 bên chiêng - trống nổi 3 hồi 9 tiếng để thông báo cho toàn dòng họ biết chuẩn bị bắt đầu lễ tế.

2.

Nhạc sinh tựu vị
樂笙就位

Mời Ban nhạc vào vị trí dành cho mình để chuẩn bị phục vụ cho nghi thức lễ tế.

3.

Tấu nhạc
奏樂

Mời Ban nhạc tấu bản nhạc chào mừng để báo hiệu sẵn sàng phục vụ lễ tế (nhạc hiệu).
Lưu ý: Sau này, trong các tuần dâng lễ tấu nhạc theo nhịp lên âm (bài Lưu thủy), xuống nhạc (bài Ngũ đối).

II.

 

CHUẨN BỊ LỄ VẬT - NHÂN SỰ LỄ TẾ

4.

Củ soát tế vật
紏察祭物

Kiểm tra lại các lễ vật sử dụng trong lễ tế đã hoàn thành chưa: một Chấp sự (執事) bưng ngọn đèn (nến) để soi sáng cho Chủ tế (主祭) vào nội điện kiểm tra, xem xét mọi thứ đã sẵn sàng chưa. Khi vào đến cung cấm:
Chủ tế: “Vấn từ quan: lễ túc?” (Thủ từ đã chuẩn bị lễ vật đầy đủ và đẹp đẽ chưa?).
Thủ từ: “Chủ tế quan: lễ túc.” (Thưa Chủ tế, lễ vật đã được chuẩn bị đầy đủ và đẹp đẽ).
Lưu ý: Những lần lên xuống của Chủ tế theo hướng lên bên đông, về bên tây (tượng trưng như một vòng tuần hoàn theo chu kỳ Mặt Trời vậy).

5.

Ế mao huyết
瘞毛血

Một Chấp sự đi dọn dẹp lông và máu của vật hiến sinh đã làm thịt để chuẩn bị làm cỗ tế. Ý nghĩa: Theo tín ngưỡng của người xưa việc chôn, cất, giấu lông và máu của con vật tế thần tổ tượng trưng cho việc giữ gìn nền móng, mạch sống xưa. Ngày nay, nhiều nơi lại đặt cho nó ý nghĩa mới có phần tốt đẹp hơn: Để chứng minh trước những người dự lễ là con vật hiến sinh làm cỗ tế thực sự là tươi sống, tinh khiết.

6.

Chấp sự giả, các tư kỳ sự
執事者,各司其事

Thông báo cho Ban tế chuẩn bị sẵn sàng cho lễ tế.

7.

Quán tẩy sở
盥洗所

Thông báo cho Ban tế chuẩn bị rửa tay trước khi chính thức bắt đầu lễ tế.

8.

Nghệ quán tẩy sở
詣盥洗所

Thành phần Ban tế đi vào chỗ Cây quán tẩy ở đầu hương án phía Đông để rửa tay.
Lưu ý: Cây quán tẩy gồm 1 chậu nhỏ đựng rượu gừng để rửa tay, 1 khăn vải đỏ để lau tay và 1 nắm hương thơm đang cháy để xông tay.

9.

Quán tẩy
盥洗

Ban tế rửa tay: bắt đầu là Chủ tế, sau đó là các Chấp sự.

10.

Thuế cân
帨巾

Lau tay và xông hương. Sau đó Ban tế tập trung đứng cạnh Đoài tán.
Lưu ý: nhiều nơi tổ chức Rước Chúc văn về Từ đường. Sau khi Quán tẩy xong, riêng Chủ văn (người viết ra bài văn tế) lấy Chúc văn rước về gắn lên Chúc bản đặt tại Từ đường.

11.

Bồi tế viên tựu vị
陪祭員就位

Bồi tế đi vào vị trí mình trên chiếu Bồi tế.

12.

Chủ tế tựu vị
主祭就位

Chủ tế vào vị trí của mình trên chiếu Phục vị.
Lưu ý: trong quá trình tế lễ phải đi từ bên Đông vào theo hình chữ Ất (乙) gọi là Nhập ất (để không quay đằng lưng vào ban thờ). Đi thì có nhiều cách tùy theo chân phải hay chân trái trước. 2 cách bước 1 chân còn chân kia kéo lên bằng chân bước tức là 1 bước 1, 2 cách bước 2 bước 1. Tuy nhiên cách bước thẳng (lùi hoặc tiến hoặc sang trái) bằng chân trái và kéo chân phải theo (trừ khi bước ngang sang phải) là đúng nhất.
Sau khi quá trình chuẩn bị kết thúc, Nghi lễ mời Tiên tổ về chứng giám lòng thành của con cháu dâng lễ.

III.1.

GIÁNG THẦN
降神

MỜI TIÊN TỔ VỀ CHỨNG GIÁM LÒNG THÀNH CỦA CON CHÁU
Thông thường theo phong tục chung của dân tộc trong một chương trình lễ hội bao gồm 3 nghi lễ chính và thường được tổ chức vào xế chiều hoặc tối – thời điểm mà âm thế thịnh nhất:
1. Lễ Cáo yết:
- Lễ Cáo yết Chư vị thần linh (Hoàng thiên Hậu thổ, Thành hoàng Bản xứ, Thổ công Hà bá) mời về Dự lễ cùng Tiên tổ. Lưu ý: ở đây nên suy nghĩ là mời Dự lễ cùng Tiên tổ chứ không phải xin phép cho Tiên tổ về với Con cháu, bởi lẽ Tiên tổ luôn ngự tại Từ đường để chứng giám lòng thành của con cháu trong suốt cả năm để con cháu mỗi khi có việc thì về chiêm bái.
- Lễ Cáo yết Tiên tổ để thông báo và xin phép Tiên tổ về Lễ hội đông đủ nhất để chứng giám lòng thành của con cháu.
Lễ Cáo yết thường được thực hiện vào xế chiều hoặc đêm trước ngày mở chính hội.
2. Lễ Tế tổ: được thực hiện sau nghi lễ Cáo yết để thực hiện Nghi lễ mời Tiên tổ về Dự lễ đầy đủ nhất để chứng giám lòng thành của con cháu.
Nghi lễ này được thực hiện bởi Ban Tế nam đại diện cho toàn họ Thực hiện mời tiên tổ (Giáng thần). Sau tuần lễ này, Lễ hội coi như được chính thức mở màn. Sau tuần lễ Giáng thần, Ban tế đại diện cho toàn họ dâng lên Tiên tổ Bàn tiệc đầu tiên. Vì thế, Lễ Tế tổ nên được thực hiện vào đêm tối ngay trước ngày Chính hội – là ngày Từ đường mở rộng cánh cửa tiếp đón con cháu từ mọi miền về chiêm bái dâng lễ lên Tiên tổ.
Nghi lễ Tế tổ có thể được thực hiện ở ngoài trời hay trong Từ đường là tùy thuộc vào nguyện vọng và điều kiện của Dòng tộc. Trường hợp Tế trong Từ đường thì bên ngoài trời bày một hương án để con cháu xếp hàng lễ vọng; đối với nữ không bắt buộc, muốn chấp lễ thì phải đứng sau nam, nữ đang trong ngày kỵ không được đứng vào hành lễ.
3. Lễ Cầu siêu – Cầu an: thường được tổ chức ngoài trời ban đêm trước ngày khép lại Lễ hội, sau khi Tổ tiên chứng giám Tấm lòng hiếu thảo của con cháu về Chiêm bái và quây quần bên họ hàng hưởng lộc Tổ ban. Lễ này thường được thực hiện bởi Sư thầy hoặc Thầy cúng để siêu độ cho vong linh Tiên tổ và cầu an giải hạn cho toàn thể mọi người trong dòng tộc.
Nếu như Tế tổ là hình thức tín ngưỡng dân tộc thì lễ cầu an – cầu siêu lại thiên về nghi lễ tôn giáo (Đạo giáo và Phật giáo); đối tượng cũng khác nhau.

2.

Xuất chủ
出主

Chấp sự lên mở cửa khám, mở nắp thần chủ.
Lưu ý: Trong lễ tế, khi bài vị Tiên tổ đã yên vị trong Từ đường thì không xướng câu này.

3.

Nghệ hương án tiền
詣香案前

Chủ tế đi lên chiếu Thần vị mời Tiên tổ giáng lâm tại ngai thần vị để chứng giám lòng thành của con cháu.

4.

Thượng hương
焚香

Thắp hương lên để làm lễ mời tiên tổ:
- Hai Chấp sự: một người bưng Hương lư (香爐) [dân mình quen gọi là Lư hương], một người bưng Hộp Hương liệu (香料) lên cho Chủ tế.
- Chủ tế: cho hương từ Hộp hương vào Hương lư dâng lên Hương án, rồi khấn: “Nguyện mỗ thân tự phần dương giáng cư thần vị”.
Lưu ý: Loại Hương liệu sử dụng ở đây làm bằng đinh hương (丁香) hoặc trầm hương (沉香) vì chúng có tính chất giáng khí, phù hợp với việc cầu Thần tổ trên dương thế.

5.

Lỗi tửu
酹酒

Rót rượu xuống đất để làm lễ mời tiên tổ:
- Hai Chấp sự: một người bưng Bầu rượu, một người Đài chén lên cho Chủ tế.
- Chủ tế: rót rượu từ Bầu rượu vào Chén rồi đổ xuống Sa mao, rồi khấn: “Nguyện mỗ thân tự âm gian thăng cư thần vị”.
Lưu ý: Loại rượu sử dụng ở đây là Rượu Uất kim (tức là rượu củ nghệ - xưa gọi cây nghệ là Đỉnh hương [鼎香]). Vì chúng có tính chất khai uất, phù hợp với việc cần thần tổ dưới âm. Sa mao (沙茅) là một cái bát chứa cát; trên cắm một bó cỏ tranh dài 8 tấc, buộc thắt ở giữa (hoặc rót rượu trực tiếp xuống đất cũng được).

6.

Phủ phục – Hưng
俯伏 - 興

Chủ tế làm lễ quỳ xuống và đứng dậy để thể hiện thành ý mời Tiên tổ.

7.

Bình thân – Phục vị
平身 - 復位

Chủ tế lùi khỏi chiếu Thần vị quay về chiếu Phục vị.

8-12.

Lễ nghinh cúc cung
禮迎鞠躬
Bái – Hưng 拜 - 興
Bái – Hưng 拜 - 興
Bái – Hưng 拜 - 興
Bái – Hưng 拜 - 興

Ban tế hành lễ vái lạy 4 lần để nghênh đón Tiên tổ.
Ý nghĩa 4 lạy, 4 vái: tượng trưng cho việc hành lễ trước:
1. Tứ thân phụ mẫu (4 người [bố mẹ bên chồng – bên vợ] của bản thân và Tổ tiên mình qua mỗi đời) – những người sinh thành, dưỡng dục để chúng ta có được ngày nay.
2. Tứ phương trời đất (đông [+], tây [-], nam [+], bắc [-]) – tưởng nhớ về mảnh đất 4 phương nơi chúng ta sinh ra và trưởng thành; cũng để chỉ vái lạy vong linh tiên tổ từ các cõi âm dương.
3. Tứ quý thời gian (xuân, hạ, thu, đông) – tưởng nhớ công sinh thành – dưỡng dục của tổ tiên quanh năm suốt tháng; và cũng thể hiện ngày lễ húy kỵ tưởng nhớ các bậc Tiên tổ trải đều 4 mùa mưa nắng.
4. Tứ tượng linh thiêng (thái dương [⚌], thái âm [⚏], thiếu dương [⚎], thiếu âm [⚏]) – tưởng nhớ quy luật vận động tạo – hóa nối tiếp nhau để có được chúng ta ngày nay.

IV.1.

TIẾN SOẠN
薦饌

DÂNG CỖ LÊN MỜI TIÊN TỔ
Sau khi Tiên tổ giám lâm, Chủ tế dâng mâm cỗ lên mời tiên tổ.
Đối với nhiều dòng họ, Lễ Tế tổ diễn ra sau khi bày cỗ tế lên bàn thờ tiên tổ từ trước hoặc các đoàn con cháu dâng lễ lên bàn thờ Tiên tổ thì có thể bỏ qua câu xướng Ế mao huyết ở bên trên và tuần tế này. Nhiều nơi đặt tuần tế Tiến soạn (chỉ gồm hoa và quả) trước tuần tế Tiến trà bên dưới (điều này là không hợp lý, văn hóa Việt Nam không quy định này. Bởi lẽ, ngay trong chúc văn tế tổ dâng lên sau tuần dâng rượu đầu tiên đã liệt kê danh sách lễ vật trong mâm cỗ tế hiện đã đầy đủ: hoa quả [香花 - hương hoa] , rượu [清酌 - thanh chước], trầu cau [芙蓅 - phù lưu], vàng mã [金銀 - kim ngân], các loại đồ ngọt [齋盤 - trai bàn], thịt lợn [豬肉 - trư nhục], gà hầm [ 翰歆 - hàn hâm], xôi nếp [粢盛 - tư thình], lễ vật khác [菲儀庶品 - phỉ nghi thứ phẩm] – mà sau lại thêm tuần Tiến soạn nữa thì không phù hợp). Tuy nhiên, việc bỏ tuần tế này ở đây, chỉ nên diễn ra ở những dòng họ ít nhân đinh, còn với những dòng họ lớn, số lượng đoàn con cháu lên dâng lễ tiên tổ đông trong cả ngày hoặc nhiều ngày thì Lễ tế tổ nên được diễn ra vào đêm tối hôm trước ngày Chính hội (ngày mà dành cho các đoàn con cháu về dâng lễ lên Tiên tổ).
Lưu ý: Thông thường tuần lễ Tiến soạn này thì Chủ tế vào nội điện, chấp sự giúp bưng mâm cỗ theo sau, đến nơi chủ tế dâng cỗ lên án, chứ không bày đặt chi tiết lễ nghi. Vì vậy, phần này chỉ bao gồm 1 câu xướng Tiến soạn (6 câu xướng bên dưới này không cần thiết).

2.

Nghệ tiên tổ khảo – tỷ tối linh vị tiền
詣先祖考 - 妣 最靈位前

Chủ tế lên chiếu Thần vị ra mắt Tiên tổ, theo sau là Chấp sự giúp bưng mâm lễ lên.

3.

Quỵ

Chủ tếChấp sự quỳ xuống.

4.

Tiến soạn
進饌

Chủ tế bê mâm lễ vái mời Tiên tổ rồi chuyển cho Chấp sự dâng lên.

5.

Hiến soạn
獻饌

Chấp sự rước mâm lễ đi vào nội điện, dâng lên Bàn thờ Tiên tổ rồi đi xuống.

6.

Phủ phục – Hưng
俯伏 - 興

Chủ tế hành lễ để thể hiện thành ý mời Tiên tổ.

7.

Bình thân – Phục vị
平身 - 復位

Chủ tế sửa sang ngay ngắn, lùi khỏi chiếu Thần vị quay về chiếu Phục vị.

V.1.

SƠ HIẾN LỄ
初獻禮

LỄ DÂNG RƯỢU LÊN MỜI TIÊN TỔ TUẦN ĐẦU
Chữ Sơ []: là chữ hội ý gồm bộ y [] – cái áo [nghĩa hình tượng là sự có mặt, sự tồn tại] và bộ đao [] – chia nhỏ ra [nghĩa hình tượng là xem xét, kiểm đếm riêng lẻ]. Như vậy Sơ hiến lễ: là nghi lễ của người mời [con cháu] đi mời rượu với từng người đến dự [tiên tổ] sau khi vừa mới bày đặt xong bàn tiệc, để chào gặp mặt, xem xét sự xuất hiện đã đầy đủ chưa.
Chữ Tửu []: là chữ hội ý gồm bộ thủy [] - dòng chảy xuyên suốt dài lâu và bộ dậu [] để chỉ sự an nhàn (giờ Dậu [từ 17-19 giờ] là giờ người ta kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi trở về nghỉ ngơi an nhàn; tháng Dậu [tháng 8 âm lịch] vào mùa thu hoạch lúa - thời điểm kết thúc một mùa vụ vất vả, con người được sống an nhàn với thóc lúa đầy nhà. Mà đã sống trong an nhàn thì người ra dễ dàng hòa nhã, bao dung, rộng lượng với mọi người hơn). Vì vậy: Rượu (tửu) là được cho là thức uống tao nhã tượng trưng cho sự an nhàn bền lâu và dùng rượu tiếp nhau tượng trưng cho mối quan hệ từng bước tạo dựng đi tới sự gắn kết, gần gũi tốt đẹp bền lâu.
Lưu ý: Ở đây Chủ tế rót rượu trước khi lên chiếu Thần vị (tức là mọi thứ phải được chuẩn bị xong xuôi trước khi Chủ tế đưa lên, bước vào chiếu Thần vị ra mắt Tiên tổ). Như vậy, về số lượng câu xướng là 10 câu xướng. Nhiều nơi, sau khi lên chiếu Thần vị trước mặt Tiên tổ mới rót rượu mời cũng có thể chấp nhận được, để tiên tổ chứng giám rượu vẫn còn ấm trong Bình rượu. Có thể thêm câu xướng Phân hiến lễ (分獻禮): Hai viên Thủ hiệu nổi hồi chiêng - trống báo hiệu kết thúc hành hiến lễ đầu tiên. Vì vậy, số lượng câu xướng còn 9 câu xướng.

2.

Nghệ tửu tôn sở
詣酒尊所

Chủ tế đến bàn rót rượu ở phía đông.

3.

Tư tôn giả cử mịch
司尊者舉冪

Chấp sự ở bàn mở khăn phủ đài rượu ra.

4.

Chước tửu
酌酒

Chủ tế rót rượu vào các đài rượu.

5.

Nghệ tiên tổ khảo – tỷ tối linh vị tiền
詣先祖考 - 妣 最靈位前

Chủ tế lên chiếu Thần vị ra mắt Tiên tổ, theo sau là Chấp sự giúp bưng đài rượu lên.

6.

Quỵ

Chủ tếChấp sự quỳ xuống.

7.

Tiến tước
進爵

Chủ tế bưng Đài rượu, rồi vái một vái mời Tiên tổ rồi chuyển cho Chấp sự để dâng lên.

8.

Hiến tước
獻爵

Chấp sự rước đài rượu đi vào nội điện, dâng lên Bàn thờ Tiên tổ rồi đi xuống.

9.

Phủ phục – Hưng
俯伏 - 興

Chủ tế hành lễ để thể hiện thành ý mời Tiên tổ.

10.

Bình thân – Phục vị
平身 - 復位

Chủ tế sửa sang ngay ngắn, lùi khỏi chiếu Thần vị quay về chiếu Phục vị.

VI.1.

ĐỘC CHÚC
讀祝

LỄ DÂNG CHÚC VĂN LÊN TIÊN TỔ
Chữ Chúc (): là chữ hội ý bao gồm bộ thị [] – nói rõ, tỏ bày và bộ huynh [] – người bề trên (cha anh). Như vậy Chúc văn là lời tỏ bày với người bề trên. Chúc văn cũng là những lời nhắn nhủ của toàn họ cùng nhau tưởng nhớ về cội nguồn ông cha với tấm lòng thành kính biết ơn; vừa là lời hứa nói lên nguyện cầu, mong ước của toàn thể cháu con nỗ lực, phấn đấu để sống xứng đáng với công đức của Tiên tổ - được tỏ bày trước toàn thể anh linh Tiên tổ chứng giám.
Thời xưa các cụ có quy định cách thức viết một bài chúc tế:
- Dùng bút lông, chấm mực tàu, viết trên hoàng chỉ [黄紙] (giấy vàng).
- Viết đúng theo quy phạm chữ Hán: từ trên xuống dưới và từ phải sang trái. Quy định bắt buộc đầu tiên là Duy bất ly Niên [維不離年], nghĩa là chữ DUY không được rời chữ NIÊN, cụ thể là hai chữ DUY và NIÊN lúc nào cũng nằm song song với nhau. Chữ DUY là chữ đầu tiên trong văn tế và được viết riêng một cột nhưng lại không được viết đầu tiên mà phải đợi khi viết cột thứ hai đến chữ NIÊN thì trở lại mới viết chữ DUY song song với chữ NIÊN. Tiếp nữa như tên nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì phải viết là [越南社會主義共和國 – Việt Nam xã hội chủ nghĩa Cộng hòa quốc], hay viết tắt thành [越南國 - Việt Nam quốc]…
- Bài văn chúc viết theo thể phú.
- Trước khi tả (viết), tờ giấy được chia làm 24 cột, gấp thượng biên [上編] (lề trên) rộng tối thiểu bằng một chữ để đài lọng [tức chữ đầu cột viết dôi lên 1 chữ. Đó là khi gặp gặp những chữ tôn kính thuộc về nhà vua hay thánh thần thì bắt buộc phải sang cột mới (mặc dù cột đó mới chỉ viết được vài chữ), và cái chữ “tôn quý” ấy phải viết nhô cao khỏi hàng một con chữ. Với trường hợp nhiều cụm từ tôn quý liền nhau, thì có thể viết cùng một cột, nhưng từ nọ cách từ kia khoảng cách một con chữ. Người xưa quy định một chữ không thể đứng một cột, nên thỉnh thoảng ta gặp trong văn bản có 2 chữ nằm song với nhau trong cột với cỡ chữ bé hơn các chữ khác là vậy].
- Chữ viết theo lối phồn thể chân phương [小楷 - tiểu khải]. Hình thức cột cách cột thì thưa, chữ cách chữ thì mau [疎行密字 - sơ hàng mật tự].
- Hạ biên [下編] (lề dưới) để rất hẹp, gần như là không có kiểu hạ thông nghĩ tẩu [下通蟻走] – tức lề dưới chỉ đủ cho con kiến chạy.
Tuy nhiên, ngày nay, để thích ứng với thời thế, người ta chuyển sang kiểu viết theo lối bưu thiệp bằng ký tự La tinh để tiện sử dụng.

- Xem Chúc văn tế tổ họ Mai Đại tộc.

2.

Nghệ tiên tổ khảo – tỷ tối linh vị tiền
詣先祖考 - 妣 最靈位前

Chủ tế cùng người Đọc chúc bước lên chiếu Thần vị ra mắt tiên tổ, hai Chấp sự dâng Chúc bản và dâng đèn (nến) lên theo.

3.

Quỵ

Chủ tế, người Đọc chúcChấp sự quỳ xuống.

4.

Giai quỵ
皆跪

Bồi tế cùng quỳ xuống.

5.

Hiến chúc
獻祝

Chủ tế nhận Chúc bản từ Chấp sự vái một vái.

6.

Chuyển chúc
轉祝

Chủ tế chuyển Chúc bản cho người Đọc chúc.

7.

Độc chúc vị
讀祝位

Người Đọc chúc đọc Chúc văn. Đọc xong, đặt chúc lên Hương án.

8-9.

Phủ phục – Hưng
俯伏 - 興
Bái – Hưng 拜 - 興

Chủ tế hành lễ 2 bái lạy để thể hiện thành ý mời Tiên tổ.

10.

Bình thân – Phục vị
平身 - 復位

Chủ tế sửa sang ngay ngắn, lùi khỏi chiếu Thần vị quay về chiếu Phục vị.

VII.1.

Á HIẾN LỄ
亞獻禮

LỄ DÂNG RƯỢU LÊN MỜI TIÊN TỔ TUẦN GIỮA
Chữ Á []: bao gồm chữ nhị [] tức là ở giữa đầu và cuối, theo trật tự là thứ hai. Như vậy, Á hiến lễ là nghi lễ mời rượu của con cháu để Tiên tổ chấp nhận, chứng giám cho lời chúc văn của mình.

2.

Nghệ tửu tôn sở
詣酒尊所

Chủ tế đến bàn rót rượu ở phía đông.

3.

Tư tôn giả cử mịch
司尊者舉冪

Chấp sự ở bàn mở khăn phủ đài rượu ra.

4.

Chước tửu
酌酒

Chủ tế rót rượu vào các đài rượu.

5.

Nghệ tiên tổ khảo – tỷ tối linh vị tiền
詣先祖考 - 妣 最靈位前

Chủ tế lên chiếu Thần vị ra mắt Tiên tổ, theo sau là Chấp sự giúp bưng đài rượu lên.

6.

Quỵ

Chủ tếChấp sự quỳ xuống.

7.

Tiến tước
進爵

Chủ tế bưng Đài rượu, rồi vái một vái mời Tiên tổ rồi chuyển cho Chấp sự để dâng lên.

8.

Hiến tước
獻爵

Chấp sự rước đài rượu đi vào nội điện, dâng lên Bàn thờ Tiên tổ rồi đi xuống.

9.

Phủ phục – Hưng
俯伏 - 興

Chủ tế hành lễ để thể hiện thành ý mời Tiên tổ.

10.

Bình thân – Phục vị
平身 - 復位

Chủ tế sửa sang ngay ngắn, lùi khỏi chiếu Thần vị quay về chiếu Phục vị.

VIII.1.

CHUNG HIẾN LỄ
終獻禮

LỄ DÂNG RƯỢU LÊN MỜI TIÊN TỔ TUẦN CUỐI
Hành lễ này là lần dâng rượu cuối, thể hiện thành ý của người mời (con cháu) mời khách (tiên tổ) thư thái hưởng lễ phẩm.

2.

Nghệ tửu tôn sở
詣酒尊所

Chủ tế đến bàn rót rượu ở phía đông.

3.

Tư tôn giả cử mịch
司尊者舉冪

Chấp sự ở bàn mở khăn phủ đài rượu ra.

4.

Chước tửu
酌酒

Chủ tế rót rượu vào các đài rượu.

5.

Nghệ tiên tổ khảo – tỷ tối linh vị tiền
詣先祖考 - 妣 最靈位前

Chủ tế lên chiếu Thần vị ra mắt Tiên tổ, theo sau là Chấp sự giúp bưng đài rượu lên.

6.

Quỵ

Chủ tếChấp sự quỳ xuống.

7.

Tiến tước
進爵

Chủ tế bưng Đài rượu, rồi vái một vái mời Tiên tổ rồi chuyển cho Chấp sự để dâng lên.

8.

Hiến tước
獻爵

Chấp sự rước đài rượu đi vào nội điện, dâng lên Bàn thờ Tiên tổ rồi đi xuống.

9.

Phủ phục – Hưng
俯伏 - 興

Chủ tế hành lễ để thể hiện thành ý mời Tiên tổ.

10.

Bình thân – Phục vị
平身 - 復位

Chủ tế sửa sang ngay ngắn, lùi khỏi chiếu Thần vị quay về chiếu Phục vị.

IX.1.

HỰU THỰC
侑食

MỜI TIÊN TỔ TIẾP TỤC HÂM HƯỞNG CỖ
Chủ tế vào nội điện, chấp sự bưng bầu rượu theo. Đến nơi, chủ tế rót thêm rượu vào các chén cho đầy, cắm đũa vào bát cơm.
Sau đó lùi về chiếu Thần vị hành lễ vái 2 lần.

2.

Phục vị
復位

Chủ tế lùi khỏi chiếu Thần vị quay về chiếu Phục vị.

3.

Chủ nhân dĩ hạ giai xuất
主人以下皆出

Tất cả Chủ tếBồi tế đi sang hai bên rời khỏi vị trí, hàng tả quay mặt về hướng tây, hàng hữu quay mặt về phía đông.

4.

Hạp môn
閘門

Khép cửa lại (vì thần tổ thuộc âm, chuộng u linh nếu để hở thì dương thịnh, dương thịnh thì âm suy nên cần che kín để tổ tiên được hâm hưởng đầy đủ).

5.

Chúc hi hâm
祝噫歆

Mời tổ tiên hâm hưởng: Người Đọc chúc đứng bên cạnh án ho ba tiếng sau đó nói "hy hâm" ba lần thật chậm để tổ tiên hâm hưởng (vì đã đóng cửa nên phải ho để báo hiệu cho tổ tiên, "hy hâm" để mời thần tổ hâm hưởng).

6.

Khải môn
闔門

Mở cửa, vén mành.

7.

Chủ nhân dĩ hạ hoàn vị
主人以下桓位

Chủ tếBồi tế về vị trí.

X.1.

TIẾN TRÀ
進茶

LỄ DÂNG TRÀ LÊN TIÊN TỔ
Chữ trà [] là sự kết hợp của bộ thảo [] – cây cỏ (số lượng nhiều thì tượng trưng cho sự giản dị, đồng điệu), bộ nhân [] – con người nói chung (cũng có thể đại diện cho cộng đồng, ở đây là góc độ dòng họ) và bộ [] – cây đã trưởng thành (chỉ sự mạnh mẽ, vững chắc, bền chặt). Như vậy, thưởng trà cùng nhau tượng trưng cho sự đồng điệu, gắn kết giữa những con người đã bền chặt, vững chắc trong tư tưởng và tình cảm. Như vậy tuần dâng trà trong bữa tiệc đánh dấu kết thúc mời tiệc, thể hiện sự đồng điệu gần gũi về tư tưởng và tình cảm giữa con cháu và tiên tổ.

2.

Nghệ trà tôn sở
詣酒尊所

Chủ tế đến bàn rót trà ở phía đông.

3.

Tư tôn giả cử mịch
司尊者舉冪

Chấp sự ở bàn mở khăn phủ đài trà ra.

4.

Điểm trà
點茶

Chủ tế rót trà vào các đài trà.

5.

Nghệ tiên tổ khảo – tỷ tối linh vị tiền
詣先祖考 - 妣 最靈位前

Chủ tế lên chiếu Thần vị ra mắt Tiên tổ, theo sau là Chấp sự giúp bưng đài trà lên.

6.

Quỵ

Chủ tếChấp sự quỳ xuống.

7.

Tiến trà
進茶

Chủ tế bưng Đài trà, rồi vái một vái mời Tiên tổ rồi chuyển cho Chấp sự để dâng lên.

8.

Hiến trà
獻茶

Chấp sự rước trà rượu đi vào nội điện, dâng lên Bàn thờ Tiên tổ rồi đi xuống.

9.

Phủ phục – Hưng
俯伏 - 興

Chủ tế hành lễ để thể hiện thành ý mời Tiên tổ.

10.

Bình thân – Phục vị
平身 - 復位

Chủ tế sửa sang ngay ngắn, lùi khỏi chiếu Thần vị quay về chiếu Phục vị.

XI.1.

ẨM PHÚC
飮福

HƯỞNG RƯỢU VÀ LỘC TỔ BAN
Con cháu hưởng lộc tiên tổ ban cho sau khi đã có sự đồng điệu về tư tưởng và tình cảm cùng cháu con, chủ tế đại diện cho con cháu nhận lộc của tiên tổ.

2.

Nghệ ẩm phúc vị
詣飲福位

Chủ tế lên vị trí nhận lộc trên chiếu Ẩm phúc. Nội tán vào nội điện bưng một chén rượu và một khay trầu (hoặc miếng thịt) đi ra.

3.

Quỵ

Chủ tế quỳ xuống.

4.

Chúc hỗ từ
祝嘏辭

Người Đọc chúc đứng ở thềm phía tây, quay mặt về phía đông, thừa lệnh dẫn lời Tiên tổ truyền: “Lệnh công chúc thừa trí đa phúc vô cương vu nhữ hiếu tôn; sử nhữ: thụ lộc vu thiên, nghi giá vu điền, mi vĩnh thọ niên, vật thế dẫn chi” (Nghĩa là: Ta sai công chúc ban phúc lộc vô vàn cho các con cháu hiếu thảo của ta; Ban cho: nhận lộc từ trời, cấy trồng trên ruộng, tuổi thọ kéo dài, không được quên lời).

5.

Ẩm phúc
飮福

Hưởng rượu phúc tổ ban: Nội tán đưa chén rượu cho Chủ tế dùng áo che miệng uống một hơi.

6.

Thụ tộ
受胙

Hưởng thịt của tổ ban: Chủ tế nhận miếng thịt, vái tạ rồi dùng áo che miệng ăn một miếng.

7-8.

Phủ phục – Hưng 俯伏 - 興
Bái – Hưng 拜 - 興

Chủ tế hành lễ 2 lần cảm tạ Tiên tổ ban ơn.

9.

Bình thân – Cáo lợi thành
平身 - 告利成

Chủ tế đứng ngay ngắn, đáp lễ đã hưởng lộc tổ “Lợi thành”.

10.

Bình thân – Phục vị
平身 - 復位

Chủ tế sửa mình ngay ngắn rời khỏi chiếu Thần vị quay về vị trí trên chiếu Phục vị.

11-12.

Tạ lễ cúc cung Bái - Hưng
謝禮鞠躬拜 - 興
Bái – Hưng 拜 - 興

Chủ tếBồi tế hành lễ 2 lần để tạ lễ Tiên tổ.

XII.

 

NGHI THỨC KẾT THÚC LỄ TẾ TỔ

1.

Bình thân Hóa chúc
平身化祝

Chủ văn vào chiếu lễ, vái một vái, rồi bước lên nơi đặt Chúc bản gỡ chúc văn ra khỏi Chúc bản.

2.

Phần chúc
焚祝

Hóa tờ chúc ở cây hóa chúc để bên cạnh. Xong việc đi về giữa chiếu, vái 3 vái rồi bước ra ngoài.

3.

Nạp chủ
納主

Đóng nắp thần chủ.
Lưu ý: Trong lễ tế, khi bài vị Tiên tổ đã yên vị trong Từ đường thì không xướng câu này.

4.

Triệt soạn
撤馔

Chấp sự Hạ cỗ và đưa ra ngoài phát cho con cháu trong họ dự lễ tế để ban phát lộc tổ cho mọi người.

5.

Lễ tất
禮畢

Ban tếBan nhạc đi vào chiếu tế vái 2 lần. Lễ tế kết thúc.

 

♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦

Thay mặt dòng tộc, đoàn tế nam đã dâng lên tiên tổ tuần tế đầu xuân. Cúi xin tiên tổ bang phù cho dòng tộc:

Xuân đa cát khánh
Hạ hảo bình an
Thu tống tam tai
Đông nghinh bách phúc.

Xin trân trọng cảm ơn !

Họ Mai Trà Trung Họ Mai Hải Nam Họ Mai Hải Hậu Họ Mai Nam Định Họ Mai Việt Nam