Thần tích Triệu Việt Vương tại thôn Trà Trung

Thần tích Triệu Việt Vương ở làng Trà Trung, xã Hải Nam Thần tích Triệu Việt Vương ở làng Trà Trung, xã Hải Nam

趙 越 王 紀 錄

TRIỆU VIỆT VƯƠNG KÝ LỤC

GHI CHÉP VỀ TRIỆU VIỆT VƯƠNG

趙 越 王 姓 趙 字 光 復 本 朱 鳶 人 山 西 處 安 朗 縣 孃 竜 編 城 更 治 螺 祿 城 寧 二 處 起 自 戊 戌 至 庚 寅 化 治 位 二 十 三 年 立 祠 字 于 大 安 縣 獨 步 社 大 鸡 海 口 有 祠 祂 之 今 為 福 神 一 神 祠 古 跡 前 代 設 立 大 安 縣 獨 步 社 近 江 水 處 久 歲 敗

Triệu Việt Vương tính Triệu tự Quang Phục bản Chu Diên nhân Sơn Tây xứ Yên Lãng huyện nương Long Biên thành canh trị Loa Lộc thành Ninh nhị xứ khởi tự Mậu Tuất chí Canh Dần hóa trị lập nhị thập tam niên lập từ tự vu Đại An huyện Độc Bộ xã đại kê hải khẩu hữu từ tha chi kim vị phúc thuần nhất thần từ cổ tích tiền đại thiết lập Đại An huyện Độc Bộ xã cận giang thủy xứ cửu tuế nhan bại

Triệu Việt Vương (họ Triệu, tự là Quang Phục – không rõ tên húy) vốn là người Chu Diên (nay là huyện Yên Lãng, xứ Sơn Tây) [hiện nay ở vùng Mê Linh, Hà Nội], thời Lương là thành Long Biên và Loa thành gồm 2 xứ. Làm vua được 23 năm (bắt đầu từ năm Mậu Tuất (548) đến năm Canh Dần (570) thì mất). Lập nơi thờ tự tại xã Độc Bộ, huyện Đại An – một ngôi đền thờ ngài tại vùng cửa biển ngày nay thờ phúc thần (ngôi đền thờ thần mà được kể lại từ các thế hệ trước được lập ở vùng sông nước xã Độc Bộ, huyện Đại An) nhưng đến nay đã bị mất đi trong thời gian dài.

至 戊 午 年 莫 朝 福 洽 年 號 光 宝 五 年 奉 差 官 上 將 軍 綏 服 公 面 造 神 祠 工 字 二 十 簡 於 戊 午 年 六 月 初 六 日 至 二 十 日 九 十 五 日 造 成 至 二 十 二 日 整 備 威 儀 等 物 奉 迎 神 像 登 殿 仟 自

Chí Mậu Ngọ niên Mạc triều Phúc Hợp niên hiệu Quang Bảo ngũ niên phụng sai quan thượng tướng quân tuy phục công hồi tạo thần từ công tự nhị thập giản ư Mậu Ngọ niên lục nguyệt sơ lục nhật chí nhị thập nhật cửu thập ngũ nhật tạc thành chí nhị thập nhị nhật chỉnh bị uy nghi đẳng vật phụng nghinh thần tượng đăng điện thiên tự

Đến năm Mậu Ngọ, thời Mạc Phúc Hợp [chỗ này viết sai. Phải là Mạc Phúc Nguyên chứ không phải là Mạc Mậu Hợp] có niên hiệu Quang Bảo thứ 5 (tức năm Mậu Ngọ 1558), vua sai quan thượng tướng quân truy phục lại công lao, tạo lại ngôi đền thờ thần dạng chữ công trong vòng khoảng 20 ngày (từ ngày 6/6/Mậu Ngọ (21/6/1558) đến ngày 20 cơ bản hoàn thành, qua ngày 15 tháng sau thì hoàn thành). Đến ngày 22 (5/8/1558) thì chuẩn bị xong bài vị và vật dụng để đón tượng thần về chùa.

莫 朝 先 贤 五 年 至 暮 朝 景 興 三 十 八 年 丁 酉 九 二 百 十 九 年 存 戊 戌 年 以 後 未 紀 錄

Mạc triều Quang Bảo ngũ niên chí Lê triều Cảnh Hưng tam thập bát niên Đinh Dậu cửu nhị bách thập cửu niên tồn Mậu Tuất niên dĩ hậu vị ký lục

Từ năm Quang Bảo thứ 5 triều Mạc (1558) đến năm Cảnh Hưng thứ 38 triều Lê (1777) tức năm Đinh Dậu tổng cộng là 219 năm tồn tại. Từ năm Mậu Tuất (1778) về sau không có ghi chép gì.

趙 皇 帝 神 祠 碑 銘 詳 記

TRIỆU HOÀNG ĐẾ THẦN TỪ BI MINH TƯỜNG KÝ

BIA KÝ TƯỞNG TRÌNH VỀ NGÔI ĐỀN THỜ TRIỆU HOÀNG ĐẾ HIỆN NAY

銘 曰

Minh viết

Ghi chép hiện nay:

天 生 聖 哲
豪 飛 奋 旅
瑞 應 先 呈
顧 荪 音 址
祠 宇 重 修
竜 爪 密 献
大 振 威 聲
南 飯 越 旬
柄 柄 汗 青
不 日 告 成
德 幸 聰 明
巍 巍 功 烈
地 剪 梁 兵
黃 祚 上 扶
一 新 庙 魏
萬 古 英 靈

Thiên sinh thánh triết
Hào phi phấn lữ
Thụy ứng tiên trình
Cổ tôn âm chỉ
Từ vũ trùng tu
Long trảo mật hiến
Đại chấn uy thanh
Nam phạn Việt quân
Bính Bính hãn thanh
Bất nhật cáo thành
Đức hạnh thông minh
Nguy nguy công liệt
Địa tiễn Lương binh
Hoàng tộ thượng phù
Nhất tân miếu mạo
Vạn cổ anh linh

光 寳 萬 年 之 仲 伍 春 殼 日

Quang Bảo vạn niên chi trọng ngũ xuân xác nhật

Từ thời Quang Bảo (1558) tồn tại đến vạn năm sau yên bình những ngày xuân.

特 差 金 紫 榮 祿 大 夫 禮 部 左 侍 郎 致 仕 蘇 柱 國 桃 浪 式 即 傑 哉 可 諜

Đặc sai kim tử vinh lộc đại phu lễ bộ tả thị lang trí sĩ tô trụ quốc Đào Lãng Thức tức Kiệt huy khả điệp

一 奉 重 修

Nhất phụng trùng tu

Một lòng thành kính sửa sang lại

武 勇 功 臣 特 進 輔 國 上 将 軍 綏 郡 公 上 柱 國 謝 永 敢 中 書 贤 花 文 学 士 阮 克 忱 寫

Vũ dũng công thần đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân tuy quận công thượng trụ quốc Tạ Vĩnh Trí trung thư tình hoa văn học sĩ Nguyễn Khắc Thầm mộ

趙 皇 帝 忌 日 奉 迎 關 掉 唱 歌

TRIỆU HOÀNG ĐẾ KỴ NHẬT PHỤNG NGHINH QUAN ĐIỆU XƯỚNG CA

XIN ĐƯỢC DIỄN GIẢI VỀ NGÀY MẤT CỦA TRIỆU HOÀNG ĐẾ

南 帝 蜜 兵 追 王 王 自 知 ㄞ 屈 不 能 禁 禦 乃 共 女 子 南 奔 欲 擇 地 恶 迹 南 帝 总 兵 長 馳 王 引 馬 至 大 鴉 海 口 阻 水 無 舟 可 渡 乃 呼 竟 爪 何 在 忽 見 竜 王 猎 示 王 曰 女 子 愁 毛 表 跡 是 乃 賊 也 王 乃 板 刀 斬 之 女 子 落 入 海 水 王 亦 入 海 不 知 所 之 再 見 黃 竟 畫 水 爲 道 引 役 之 南 帝 兵 到 望 洋 南 帝 兵 还 後 人 以 靈 異 立 相 于 大 鴉 海 口 歲 良 记 之

Nam Đế thịnh binh truy vương vương tự tri bất khuất bất năng cầm ngự nãi cộng nữ tử Nam Bôn dục trạch địa ân tích Nam Đế tổng binh trưởng trì vương dẫn mã chí Đại Nha hải khẩu trở thủy vô chu khả độ nãi há cảnh trảo hà tại hốt kiến long vương tá kỳ vương viết nữ tử sầu mao biểu tích thị nãi tặc hóa vương nãi bản đao trảm chi nữ tử lạc nhập hải thủy vương diệp nhập hải bất tri sở chi tái kiến hoàng ba hoạch thủy vy đạo dẫn dịch chi Nam Đế binh đáo vong dương Nam Đế binh hoàn hậu nhân dĩ linh dị lập từ vu Đại Nha hải khẩu tuế thần ký chi

Đạo quân hùng mạnh của Nam Đế (tức Lý Phật Tử) đuổi theo nhà vua, vua biết mình không thể chế ngự được liền cùng con gái chạy về phương nam muốn tìm nơi đất hiểm để ẩn náu tung tích. Nam Đế đốc quân đuổi theo, vua cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha thì bị nước chắn, không có thuyền để vượt qua. Đột nhiên nhìn thấy Long Vương cùng tùy tùng tiến đến chỗ vua nói con gái vua để lộ tung tích – đó chính là giặc. Vua liền lấy kiếm chém con gái rơi xuống biển rồi vua cũng nhảy xuống biển, không biết đi đâu mất. Lại nói về đạo quân của Lý Nam Đế tiến đến vùng biển, thấy mênh mông, chắc vua đã chết, Nam Đế bèn cho quân quay về. Người đời sau thấy có điều linh dị, bèn lập miếu thờ ở cửa biển Đại Nha thờ phụng thần lưu lại cho đời sau.

[Đền thờ Triệu Việt Vương ban đầu hiện nay là Đền Độc Bộ thuộc xã Độc Bộ, huyện Đại An ngày xưa – nay là vùng nga ba sông Đáy và sông Nam Định thuộc địa phận xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ngày nay.
Tương truyền, xưa có trận lũ lớn cuốn theo nhà cửa, bài vị Triệu Việt Vương bị cuốn theo sông Ninh Cơ, dân chúng vớt lên, cho là linh ứng liền xây đền thờ ở xã Trà Hải xưa – nay thuộc thôn Trà Thượng, Xuân Trường. Đền xây dựng năm 1558, cử người vào đền Độc Bộ xin chân nhang, đúc tượng thờ phụng – được phong làm Thượng đẳng thần, là thần tối linh của xã Trà Hải xưa.
Năm 1734, vì xã Trà Trung trở thành trung tâm của xã Trà Hải, đền được 2 cụ Nguyễn Xuân Toản, Phạm Công Tưởng đưa từ Trà Thượng về Trà Trung. Từ năm 1740-1796, có 29 sắc phong cho xã Trà Hải – vì vậy đều được lưu tại thôn Trà Trung hiện nay].

Họ Mai Trà Trung Họ Mai Hải Nam Họ Mai Hải Hậu Họ Mai Nam Định Họ Mai Việt Nam